Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Có nên để trẻ sơ sinh nằm nghiêng hay không?

Ngày 18/05/2022
Kích thước chữ

Cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt và không thể tự trở mình khi ngủ. Do đó, tư thế ngủ của trẻ chủ yếu do cha mẹ quyết định. Nằm nghiêng là một trong những tư thế thường thấy ở trẻ. Tuy nhiên không phải bậc cha mẹ nào cũng hiểu về ưu - nhược điểm của tư thế này cũng như việc có nên để trẻ sơ sinh nằm nghiêng hay không?

Có nhiều người cho rằng để trẻ nằm nghiêng một bên khi ngủ sẽ tốt hơn nằm ngửa. Tuy nhiên, có thể khẳng định không có một tư thế ngủ nào phù hợp với mọi bé.

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng có tốt không?

Theo các chuyên gia, nếu để trẻ sơ sinh nằm nghiêng đúng cách và thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho trẻ như:

  • Cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng giúp giảm tình trạng nôn trớ sữa khi ngủ. Đặc biệt là khi trẻ bị nôn, thức ăn từ đường tiêu hóa không đi ngược trở lại vào cổ họng, tránh gây nghẹn, ngạt thở khiến trẻ đột tử.
  • Khi trẻ sơ sinh ngủ nghiêng, tim không bị đè nén bởi các các động bên ngoài. Nhờ đó giảm áp lực lên tim giúp cơ quan này khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.
  • Trẻ sơ sinh thường sẽ ngủ ngay sau khi bú mẹ, tư thế nằm nghiêng sẽ tránh làm bụng bị chèn ép, tức bụng, tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ.
  • Nếu trẻ sơ sinh có hiện tượng ngáy khi ngủ, việc để bé nằm nghiêng có thể giúp hiện tượng này biến mất và hô hấp cũng sẽ tốt hơn.

Có nên để trẻ sơ sinh nằm nghiêng hay không?

Cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng sẽ có những lợi ích nhất định

Có nên để trẻ sơ sinh nằm nghiêng hay không?

Với những lợi ích nêu trên, có thể thấy nằm nghiêng một bên là tư thế tốt với trẻ sơ sinh. Nằm nghiêng giúp hạn chế được tình trạng sặc sữa, ngạt thở, ngáy ngủ ở trẻ hơn so với tư thế nằm ngửa. Đặc biệt sau khi cho con bú, các mẹ nên để trẻ nằm nghiêng và vỗ ợ hơi để giảm nôn trớ.

Tuy nhiên, cũng như các tư thế khác nằm nghiêng không hoàn toàn có lợi với trẻ sơ sinh. Việc cho trẻ nằm nghiêng quá lâu và không đúng cách có thể mang đến nhiều rủi ro như:

  • Nếu trẻ sơ sinh nằm nghiêng một bên trong thời gian dài sẽ gặp tình trạng bẹp tai và méo đầu rất mất thẩm mỹ. Hộp sọ biến dạng sẽ hạn chế khả năng mở rộng của não bộ khiến não trở nên kém phát triển.
  • Nằm nghiêng một bên quá nhiều cũng gây ra tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh. Lúc này, trẻ có dấu hiệu liên tục lật nghiêng qua một bên, mắt cũng chỉ nhìn thuận phía đó và cơ thể phát triển lệch khi tay chân phía bên này to hơn hẳn bên còn lại.
  • Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ dễ chuyển sang tư thế nằm sấp. Vì vậy, cần có sự  theo dõi của người lớn để phòng ngừa đột tử do trẻ không thể tự xoay chuyển đầu và cơ thể khi bị ngạt thở.
  • Sau khi nằm nghiêng quá lâu, lúc thức dậy trẻ thường có biểu hiện bị tê vai, tê mỏi tay chân, mỏi cổ, khó cựa quậy và quấy khóc khó chịu.

Vào khoảng 4 - 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh hay vặn mình, lật người khi cảm thấy khó chịu. Đây là thời điểm thích hợp để bố mẹ có thể yên tâm cho bé ngủ nghiêng và tự thay đổi tư thế khi nằm mà không cần lo lắng như trước.

Có nên để trẻ sơ sinh nằm nghiêng hay không?

Khi trẻ sơ sinh nằm ngủ nghiêng cha mẹ nên chuyển tư thế cho trẻ thường xuyên

Hướng dẫn cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng đúng cách

Để đặt trẻ sơ sinh nằm nghiêng đúng cách, bạn hãy cho trẻ nằm nghiêng toàn thân về hẳn một phía. Sau đó dùng một  tấm vải hoặc khăn mỏng quấn thành ổ đến ngực bé, giữ cho tay chân ôm sát dọc theo ổ cuốn. Điều này giúp tránh trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, trẻ cảm thấy an toàn và ấm áp hơn khi ngủ. 

Bố mẹ cũng có thể sử dụng kết hợp thêm gối ngủ dành riêng cho trẻ sơ sinh để giúp trẻ thay đổi tư thế nghiêng trái nghiêng phải trong giấc ngủ.

Nếu thấy trẻ nằm nghiêng một bên quá lâu, bố mẹ nên can thiệp giúp trẻ sơ sinh thay đổi tư thế nghiêng sang hướng ngược lại nằm ngửa một cách đều đặn. Nhờ đó, tránh được ảnh hưởng xấu đến hình dạng của đầu và tai bé.

Có nên để trẻ sơ sinh nằm nghiêng hay không?

Nên kết hợp nghiêng hai bên cho trẻ sơ sinh khi ngủ

Gợi ý cách ngăn chặn trẻ sơ sinh nằm nghiêng

Theo khuyến cáo, trẻ dưới 4 tháng tuổi không nên nằm nghiêng khi ngủ. Do đó trước khi trẻ đến độ tuổi phù hợp để có thể nằm nghiêng, các mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây để ngăn chặn bé ngủ nghiêng:

  • Mẹ có thể quấn em bé bằng khăn cho đến khi bé đủ tuổi lăn lộn. Điều này sẽ giúp bé nằm ngửa một cách thoải mái nhưng cũng phải đảm bảo cuốn đủ lỏng để bé có thể di chuyển hông.
  • Nôi hoặc cũi của trẻ có đệm chắc chắn, không để lại vết lõm trên đệm khi bé nằm. Tránh sử dụng đệm mềm vì trẻ dễ nằm nghiêng hơn do bị lún xuống dưới.
  • Nếu trẻ ngủ ở phòng riêng nên sử dụng camera quan sát. Việc này sẽ giúp mẹ theo dõi và biết được khi nào tư thế của trẻ không đúng và điều chỉnh kịp thời mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
  • Sử dụng túi ngủ cũng là phương pháp phù hợp nếu bé nhà bạn không chịu quấn khăn. Bé sẽ nằm gọn trong túi ngủ mà không thể di chuyển sang vị trí khác được.

Tư thế an toàn khi ngủ cho trẻ sơ sinh

Rất nhiều trẻ sơ sinh thích nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ. Tuy nhiên điều này không an toàn khi cơ thể trẻ còn yếu, chưa có các kỹ năng vận động tốt. Do đó nằm ngửa được khuyên là tư thế an toàn nhất cho trẻ sơ sinh. 

Theo viện y tế quốc gia Mỹ, trẻ nằm ngửa khi ngủ có nguy cơ bị nghẹt thở thấp hơn các tư thế khác. Đồng thời, trẻ sơ sinh có thể thông đường thở tốt hơn khi được nằm ngửa.

Vì vậy cha mẹ cần tập thói quen cho trẻ nằm ngửa ngay từ khi mới sinh bằng cách nhẹ nhàng xoa bụng, hát ru cho trẻ nghe hoặc đung đưa giúp trẻ sơ sinh ngủ ngoan và đầy giấc. Hãy đảm bảo toàn bộ phần lưng của trẻ áp sát với đệm và mặt hướng thẳng lên trên khi trẻ ngủ ngửa.

Có nên để trẻ sơ sinh nằm nghiêng hay không?

Cha mẹ nên chú ý tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh để tránh dị tật cho trẻ

Tư thế ngủ của trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và ngoại hình của trẻ. Tuy có một số ưu điểm nhất định nhưng nằm nghiêng vẫn không được xem là tư thế trẻ có thể áp dụng thường xuyên. Để đảm bảo an toàn giấc ngủ cho trẻ, bố mẹ nên để mắt thường xuyên  đến bé. Đồng thời luôn giữ cho không gian ngủ của trẻ sạch sẽ, thơm tho, loại bỏ các vật dụng không cần thiết và quấn khăn cho trẻ đúng cách.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin