Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Có phải tiêm nhắc lại bạch hầu không? Thời gian nhắc lại là khi nào?

Ngày 18/08/2024
Kích thước chữ

Tiêm phòng bạch hầu là một phần quan trọng trong chương trình tiêm chủng của nhiều quốc gia, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng khỏi căn bệnh nghiêm trọng này. Tuy nhiên, có phải tiêm nhắc lại bạch hầu không? Đây là câu hỏi thường gặp của nhiều người khi chương trình tiêm chủng của mình đã được hoàn tất.

Trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc tiêm phòng định kỳ là một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Gần đây, nhiều người thắc mắc về việc có phải tiêm nhắc lại bạch hầu không và tại sao việc này lại quan trọng. Bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi này và cung cấp thông tin chi tiết về sự cần thiết của việc tiêm nhắc lại bạch hầu, giúp bạn và gia đình luôn được bảo vệ khỏi các bệnh lý nguy hiểm.

Tổng quan về bạch hầu

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến mũi, họng và thanh quản. Trong một số trường hợp hiếm, bệnh cũng có thể xuất hiện trên da, kết mạc mắt, hoặc bộ phận sinh dục. Vi khuẩn này sản sinh ra ngoại độc tố gây tổn thương tại chỗ, hình thành giả mạc màu trắng xám bám chắc vào niêm mạc vùng hầu họng và thanh quản. Nếu giả mạc bong ra, có thể gây tắc nghẽn đường thở, dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Bạch hầu lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ niêm mạc họng của người bệnh hoặc người mang vi khuẩn khi ho hoặc hắt hơi.

Có phải tiêm nhắc lại bạch hầu không? Thời gian nhắc lại là khi nào? 1
Bạch hầu lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp

Sau khi nhiễm vi khuẩn, bệnh bạch hầu thường phát triển trong khoảng 2 - 5 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài đến 10 ngày. Triệu chứng bệnh có thể khác nhau tùy vào vị trí của mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, khó nuốt, khàn tiếng, và sưng hạch cổ. Đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của giả mạc màu trắng xám bám chắc vào niêm mạc vùng hầu họng, khó bóc tách và dễ chảy máu nếu cố gắng loại bỏ.

Các yếu tố nguy cơ khiến người bệnh dễ mắc bạch hầu

Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh bạch hầu bao gồm:

  • Trẻ em chưa được tiêm chủng đầy đủ hoặc chưa tiêm các mũi nhắc lại theo quy định của Bộ Y tế. Việc không hoàn thành chương trình tiêm chủng có thể khiến trẻ dễ bị mắc bệnh bạch hầu.
  • Người lớn chưa bao giờ tiêm vaccine bạch hầu cũng có nguy cơ cao mắc bệnh, đặc biệt là những người chưa được bảo vệ bằng vaccine trong suốt cuộc đời của họ.
  • Những người không nhớ rõ lịch tiêm chủng của bản thân hoặc không chắc chắn về việc đã tiêm đủ các mũi vaccine cần thiết cũng có nguy cơ cao. Việc không rõ ràng về tình trạng tiêm chủng có thể dẫn đến sự thiếu hụt bảo vệ chống lại bạch hầu.
  • Người lớn đã 10 năm hoặc lâu hơn chưa tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu cần lưu ý rằng hiệu quả bảo vệ của vaccine có thể giảm theo thời gian. Sự thiếu hụt tiêm nhắc lại có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Những cá nhân thường xuyên đi lại tới các vùng sâu, vùng xa, nơi có dịch bạch hầu đang lưu hành, cũng có nguy cơ cao hơn. Sự tiếp xúc với các khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Có phải tiêm nhắc lại bạch hầu không? Thời gian nhắc lại là khi nào? 2
Trẻ em hay người lớn chưa tiêm hoặc không tiêm đủ vaccine phòng bạch hầu có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu

Vì sao cần phải tiêm vaccine ngừa bạch hầu?

Tiêm vaccine bạch hầu đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh bạch hầu. Vaccine này sử dụng biến độc tố (toxoid) bạch hầu, tức là độc tố bạch hầu đã được làm mất tính độc và được hấp thụ vào nhôm hydroxyd.

Tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu mang lại nhiều lợi ích quan trọng:

  • Ngăn ngừa bệnh bạch hầu và giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong do vi khuẩn bạch hầu, bảo vệ bạn và cộng đồng khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
  • Đối với người lớn, tiêm vaccine giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh (từ 0 đến 3 tháng tuổi) chưa được tiêm chủng đầy đủ trong gia đình.
  • Giảm nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, tổn thương thần kinh và suy hô hấp.
  • Bảo vệ người thân, đặc biệt là trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu.
  • Góp phần vào miễn dịch cộng đồng, giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.
  • Giảm chi phí phát sinh khi mắc bệnh.

Cần tiêm phòng ngừa bạch hầu vì sau khi sinh, trẻ sơ sinh nhận được đề kháng tạm thời đối với vi khuẩn bạch hầu nhờ vào kháng thể miễn dịch được truyền từ mẹ, giúp bảo vệ bé trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên, kháng thể này mất tác dụng khá nhanh chóng.

Tổ chức Y tế Thế giới hiện khuyến cáo việc tiêm vaccine bạch hầu (thường kết hợp với vaccine ho gà và vaccine uốn ván) theo đúng lịch và liều lượng ngay từ những tháng đầu đời, đồng thời tiêm đầy đủ các mũi nhắc lại để đảm bảo miễn dịch cho trẻ được hoàn thiện.

Có phải tiêm nhắc lại bạch hầu không? Thời gian nhắc lại là khi nào? 3
Tiêm vaccine bạch hầu đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh bạch hầu

Có phải tiêm nhắc lại bạch hầu không?

Nhiều người dân thắc mắc có phải tiêm nhắc lại bạch hầu không khi đã tiêm đã tiêm phòng đầy đủ. Theo Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, kháng thể chống bệnh bạch hầu trong máu chỉ cung cấp miễn dịch trong một khoảng thời gian nhất định và giảm theo thời gian. Lúc này nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu không được tiêm nhắc lại đầy đủ. Do đó, người dân nên tiêm nhắc lại vaccine sau mỗi 10 năm để duy trì hiệu quả bảo vệ.

Bên cạnh việc tiêm phòng vaccine bạch hầu, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo các biện pháp sau để phòng ngừa dịch bạch hầu:

  • Dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho, và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Đảm bảo vệ sinh cá nhân tốt, bao gồm việc súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
  • Tránh tiếp xúc với những người nghi ngờ mắc bệnh hoặc bệnh nhân bị bạch hầu.
  • Duy trì môi trường sống sạch sẽ và thoáng đãng.
  • Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh bạch hầu, cần cách ly ngay và đến cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời.
Có phải tiêm nhắc lại bạch hầu không? Thời gian nhắc lại là khi nào?4
Có phải tiêm nhắc lại bạch hầu không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn để giải đáp cho thắc mắc có phải tiêm nhắc lại bạch hầu không, cũng như thời gian tiêm nhắc lại là khi nào. Để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi bệnh bạch hầu, việc tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liệu có phải tiêm nhắc lại bạch hầu không thì câu trả lời là có và tiêm nhắc lại sau 10 năm. Tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu giúp duy trì hiệu quả bảo vệ và ngăn ngừa sự suy giảm miễn dịch theo thời gian. Để đảm bảo sức khỏe bền vững và tránh nguy cơ mắc bệnh, hãy thực hiện tiêm nhắc lại theo đúng quy định và lịch trình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin