Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sưng hạch bạch huyết ở cổ là bệnh gì?

Ngày 26/08/2023
Kích thước chữ

Hạch bạch huyết nằm chìm dưới da và được phân bố khắp cơ thể. Nhưng nếu hạch bạch huyết lại sưng to lên là do nguyên nhân gì, nhất là hạch bạch huyết ở cổ? Liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh lao hạch, bạch cầu hay bệnh ung thư?

Mọi người thường hoang mang khi bỗng nhiên bị nổi hạch ở cổ kèm theo nhiều triệu chứng bất thường. Khi đi khám thì bác sĩ chẩn đoán là sưng hạch bạch huyết ở cổ. Vậy căn bệnh này là do đâu, có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao? 

Vai trò của hạch ở cổ

Hạch có liên quan chặt chẽ đến nội mô, bình thường ở thể chìm và không nhìn thấy. Hạch giữ vai trò sản sinh và lưu giữ bạch cầu chống lại tác nhân gây bệnh nên khi phải hoạt động mạnh để chống lại bệnh nào, nó sẽ sưng lên.

Hạch nổi lên thường có kích thước nhỏ như hạt đậu, nổi dọc theo nách, cổ, bẹn, khớp cổ tay... với nhiều hình thái khác nhau, có thể là hình tròn, bầu dục, có thể mọc thành chuỗi hạch dính vào nhau hoặc dính vào tổ chức xung quanh. Hạch có thể mềm hoặc cứng chắc, dễ di động hoặc bám dính, khó di động... Khi có mầm bệnh ở vùng cổ thì hạch cổ sẽ nổi lên. Nhóm đối tượng dễ bị nổi hạch cổ hơn là người trong độ tuổi 20 - 50.

Các đặc điểm của hạch ở cổ

Đặc điểm của hạch sẽ khác nhau tùy theo vị trí xuất hiện và nguyên nhân gây ra hạch ở cổ. Tuy nhiên, đặc điểm chung của hạch cổ thường là:

  • Tại hạch bạch huyết ở cổ, nổi lên khối sưng bằng hạt đậu hoặc lớn hơn, có thể nhìn thấy hay sờ được.
  • Khối sưng dai hoặc mềm.
  • Khi sờ vào, khối sưng có thể đau hoặc không.
  • Xuất hiện đột ngột và kích thước tăng dần.

Khi xuất hiện tình trạng nổi hạch bạch huyết ở cổ có thể kèm theo các triệu chứng:

Sưng hạch bạch huyết ở cổ là bệnh gì? 1
Sưng hạch bạch huyết ở cổ là khối u có thể nhìn thấy và sờ thấy được

Sưng hạch bạch huyết ở cổ có sao không?

Sưng hạch bạch huyết là gì?

Hệ tuần hoàn bạch huyết gồm bạch mạch (các mạch bạch huyết) và hạch (các hạch bạch huyết). Các hạch bạch huyết có có hình bầu dục và kích thước khoảng 1 - 2 cm.

Khi vi khuẩn, virus, các tế bào lạ (như tế bào ung thư) xâm nhập vào cơ thể, hạch bạch huyết đảm nhiệm chức năng giam giữ, tiêu diệt trực tiếp đồng thời gián tiếp tiêu diệt chúng thông qua quá trình sản sinh kháng thể hình thành miễn dịch cho cơ thể.

Hạch bạch huyết nằm ở khắp cơ thể, khi nông dưới da to ra có thể dễ dàng sờ thấy như hạch bẹn, hạch cổ, hạch nách. Khi hạch nổi lên ở cổ, có dạng hình khối u và có thể thấy được thì gọi là sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Ở người trên 40 tuổi, nếu các hạch bị sưng nằm phần dưới cổ hoặc gần xương đòn thì khả năng cao là dấu hiệu của ung thư. Hạch bị sưng nằm bên phải liên quan đến thực quản, phổi. Hạch nằm bên trái liên quan đến các cơ quan trong bụng. Viêm hạch bạch huyết ở nách nhưng không kèm theo phát ban hoặc vết loét trên cánh tay cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư.

Thế nào là sưng hạch bạch huyết ở cổ?

Các tác nhân gây nổi hạch bạch huyết ở cổ có thể do viêm nhiễm, mắc các bệnh lý về máu, bệnh ung thư

Sưng hạch bạch huyết ở cổ do viêm nhiễm

Viêm hạch bạch huyết ở cổ có thể do các bệnh lý viêm nhiễm như viêm họng, viêm vùng mũi xoang, viêm tuyến nước bọt… hoặc nhiễm trùng da và thường gặp ở những người có sức đề kháng kém, cơ địa gầy yếu.

Người mắc bệnh giang mai giai đoạn đầu nổi hạch gần bẹn là chỗ xâm nhập của xoắn trùng, sau đó hạch có thể nổi ở nhiều nơi trên cơ thể, trong đó có cả vùng cổ.

Còn lao hạch gồm nhiều hạch nhỏ, kích thước không đều, mọc thành chuỗi dưới vùng cổ, xương hàm.

Sưng hạch bạch huyết ở cổ là bệnh gì? 2
Sưng hạch bạch huyết ở cổ có thể do viêm nhiễm hay do bệnh lý

Sưng hạch bạch huyết ở cổ do bệnh lý

Bệnh bạch cầu có thể làm nổi hạch ở nách, cổ, bẹn, hố thượng đòn với kích thước hạch đều bé, phát triển nhanh và di động được kèm theo chứng chảy máu dưới da, thiếu máu, lá lách to, có tổn thương loét niêm mạc miệng và họng, sốt cao.

Bệnh ung thư hạch gồm nhiều hạch nổi to, mật độ rắn, ít di động do dính vào tổ chức sâu. Hạch có thể nổi ở cổ kèm theo các triệu chứng khác như đau, phù xung quanh vị trí hạch sưng.

Một số bệnh lý ung thư di căn như ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, ung thư vú, ung thư dạ dày… cũng gây triệu chứng nổi hạch cổ.

Khi nào cần gặp bác sĩ khi bị nổi hạch?

Sau khi hoàn thành quá trình loại thải các tế bào lạ trong cơ thể, cải thiện tình trạng nhiễm trùng, các hạch bạch huyết sẽ trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên bạn nên đến gặp bác sĩ nếu gặp các trường hợp sau:

  • Xuất hiện hạch không rõ do bệnh lý gì;
  • Kích thước hạch to lên kéo dài 2 - 4 tuần;
  • Hạch cứng hoặc không di chuyển khi bạn tác động;
  • Đi kèm các triệu chứng đổ mồ hôi đêm, sốt, giảm cân đột ngột…

Nếu hạch bạch huyết ở cổ bị viêm do các bệnh lý viêm nhiễm như viêm amidan, viêm họng hoặc bệnh lý nhiễm trùng, sau khi điều trị khỏi nguyên nhân gây bệnh, hạch sẽ tự hết.

Nếu nghi ngờ nguyên nhân sưng hạch bạch huyết ở cổ do ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành làm sinh thiết hạch hay làm các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác bệnh lý và có phương pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị tình trạng sưng hạch bạch huyết

Thông thường, để loại bỏ hạch nổi ở cổ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp phổ biến như dùng thuốc Tây y, Đông y và mẹo dân gian.

Dùng thuốc Tây y

Bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng thuốc giảm đau, giúp giảm đau và giảm tình trạng sưng tấy hiệu quả. Một số loại thuốc thuốc giảm đau thường được sử dụng như:

  • Thuốc Ibuprofen có công dụng giảm đau, hạ sốt, giúp loại bỏ hạch.
  • Thuốc Acetaminophen có công dụng giảm đau, hạ sốt.
Sưng hạch bạch huyết ở cổ là bệnh gì? 3
Khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đi khám để điều trị sớm

Dùng mẹo dân gian

Một số loại mẹo dân gian sau đây có thể loại bỏ hạch ở cổ nhưng chỉ nên áp dụng với những người nổi hạch không phải do bệnh lý nguy hiểm: 

  • Chữa bằng mật ong: Mật ong chứa những hoạt chất làm giảm đau nhức, sưng tấy rất tốt. Cách dùng là lấy mật ong bôi lên vùng nổi hạch rồi massage nhẹ nhàng.
  • Dùng sữa và nghệ: Pha bột nghệ cùng với sữa để uống hàng ngày sẽ giúp làm giảm viêm. 
  • Chữa bằng tỏi: Tỏi có công dụng kháng khuẩn cao, giúp làm dịu đi các cơn đau của hạch bạch huyết. Bôi nước ép tỏi vào phần bị nổi hạch, sau đó massage nhẹ nhàng. 

Dùng Đông y

Kết hợp các bài thuốc uống từ các loại thảo dược, kết hợp với chườm nóng và massage giúp hỗ trợ điều trị bệnh sưng hạch bạch huyết ở cổ. 

Ngoài ra, người bệnh còn phải lưu ý những điều sau:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, không làm việc quá sức.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh bị các bệnh về răng miệng.

Tóm lại, khi phát hiện các nốt sưng bất thường ở cổ thì có khả năng bạn bị sưng hạch bạch huyết ở cổ, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện khám để xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị bệnh sớm. 

Ngoài ra, nếu tình trạng sưng hạch bạch huyết kèm theo triệu chứng sốt cao trên 40 độ, phát ban, đau đầu,... thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm sốt xuất huyết. Hãy nhanh chóng đăng ký tiêm ngừa vắc xin sốt xuất huyết tại Long Châu cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn để bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm