Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Vắc xin bạch hầu có hiệu quả trong bao lâu? Biện pháp phòng ngừa dịch bạch hầu

Ngày 24/11/2023
Kích thước chữ

Những người chưa từng tiêm vắc xin bạch hầu đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Tiêm vắc xin bạch hầu là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả và giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Vậy vắc xin bạch hầu có hiệu quả trong bao lâu? Sau bao lâu cần tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu?

Bạch hầu tuy là một bệnh lý truyền nhiễm nhưng đã có vắc xin phòng ngừa. Loại vắc xin này đã có mặt trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam. Tuy nhiên, miễn dịch thu được sau khi đã tiêm vắc xin bạch hầu không tồn tại trong cơ thể mãi mãi. Vậy vắc xin bạch hầu có hiệu quả trong bao lâu sau khi tiêm và cần lưu ý những gì khi tiêm nhắc lại?

Tìm hiểu chung về dịch bệnh bạch hầu

Theo Bộ Y tế định nghĩa, bệnh bạch hầu là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Hầu hết các bệnh nhân là trẻ nhỏ, tuy nhiên bệnh bạch hầu vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nếu chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa.

Trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B. Bệnh lây nhiễm thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ vùng mũi - hầu - họng của người bệnh hoặc người lành mang trùng bệnh khi hắt hơi, ho. Bệnh bạch hầu thường xuất hiện tại các khu vực đông dân cư hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo sạch sẽ.

Triệu chứng của bệnh bạch hầu rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ bệnh mà người bệnh có các biểu hiện khác nhau. Triệu chứng đặc trưng của bệnh bạch hầu là xuất hiện lớp giả mạc màu trắng tại vùng hầu họng, niêm mạc mũi, thanh quản hoặc tuyến hạch nhân. Ngoài ra, các dấu hiệu bệnh cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể như kết mạc mắt, da hoặc niêm mạc sinh dục.

Nếu bệnh bạch hầu không được phát hiện và chẩn đoán kịp thời thì bệnh có thể diễn tiến nặng nề, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Vắc-xin bạch hầu có hiệu quả trong bao lâu? Biện pháp phòng ngừa dịch bạch hầu 1
Bạch hầu là một bệnh lý truyền nhiễm do vi khuẩn bạch hầu gây ra

Hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể dự phòng được bệnh bạch hầu hoàn toàn bằng cách tiêm phòng vắc xin bạch hầu theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Nếu người bệnh được chẩn đoán sớm thì có thể sử dụng kháng sinh để điều trị.

Trước khi có vắc xin, bệnh bạch hầu xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, từ khi Bộ Y tế có chương trình tiêm chủng mở rộng kết hợp các vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván thì bệnh lý này cơ bản đã được khống chế. 

Theo khảo sát và thống kê, mỗi năm chỉ ghi nhận một vài ca bệnh bạch hầu ở các vùng sâu, vùng xa, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Mặc dù vậy, bệnh bạch hầu vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn và mọi người dân cần được tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh hiệu quả nhất. Vậy vắc xin bạch hầu có hiệu quả trong bao lâu?

Vắc xin bạch hầu có hiệu quả trong bao lâu?

Sau khi được tiêm vắc xin bạch hầu đủ liều, trung bình sau khoảng 1 tháng thì cơ thể con người đã có đủ kháng thể để chống lại bệnh bạch hầu. Lúc này, hiệu lực của vắc xin có thể lên tới 99%. Tuy nhiên, khi dịch bệnh bạch hầu đang có xu hướng quay trở lại với diễn biến phức tạp thì nhiều người đưa ra thắc mắc rằng vắc xin bạch hầu có hiệu quả trong bao lâu kể từ khi chích ngừa ở độ tuổi còn rất nhỏ.

Trên thực tế, vắc xin bạch hầu đạt hiệu quả phòng bệnh trên 90%. Tuy nhiên, đối với những người mắc phải hội chứng suy giảm hệ miễn dịch hoặc người có sức đề kháng kém thì vẫn có thể bị bạch hầu tấn công.

Vắc-xin bạch hầu có hiệu quả trong bao lâu? Biện pháp phòng ngừa dịch bạch hầu 2
Vắc xin bạch hầu có hiệu quả trong bao lâu là thắc mắc của nhiều người

Vậy vắc xin bạch hầu có hiệu quả trong bao lâu? Sau khi tiêm vắc xin bạch hầu thì miễn dịch thu được chỉ có thể duy trì bảo vệ cơ thể khoảng 10 năm và giảm dần theo thời gian. Do vậy, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu thì dù có nhớ hay không nhớ đã từng tiêm vắc xin bạch hầu hay chưa cũng đều nên tiêm mũi nhắc lại.

Khi nào cần tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu?

Theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, bạch hầu là một trong những bệnh lý hoàn toàn có thể dự phòng được bằng cách tiêm vắc xin bạch hầu đủ liều và đúng thời gian. 

Tuy nhiên, từ sau 6 tuổi trở đi thì đa số người dân lại có tâm lý chủ quan và không quan tâm đến việc cần phải tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất thì theo khuyến cáo của các chuyên gia, mọi người dân và đặc biệt là trẻ nhỏ cần được tiêm vắc xin đủ liều theo đúng lịch, đồng thời nên tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.

Trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế thì vắc xin bạch hầu thường được tiêm dưới dạng mũi kết hợp 3 bệnh trong 1,  bao gồm bạch hầu - ho gà - uốn ván.

Vắc-xin bạch hầu có hiệu quả trong bao lâu? Biện pháp phòng ngừa dịch bạch hầu 3
Vắc xin bạch hầu cần được tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm

Lưu ý khi tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu

Trong tình hình vẫn còn xuất hiện một vài người bị bệnh bạch hầu xuất hiện rải rác các tỉnh khắp cả nước, những trẻ nhỏ và người lớn có lịch sử tiêm chủng không rõ ràng hay không đầy đủ thì đều nên đến cơ sở tiêm chủng để được tư vấn cũng như tiêm nhắc lại liều vắc xin bạch hầu phòng bệnh phù hợp.

Bên cạnh vắc xin bạch hầu, một số loại vắc xin khác cũng đòi hỏi cần phải tiêm nhắc lại, bởi một liều không thể tạo ra đủ miễn dịch cho cơ thể. Việc tiêm liều vắc xin nhắc lại nhằm mục đích kích thích cơ thể sản xuất nhiều miễn dịch hơn.

Ngoài ra, sau khi tiêm đủ các mũi vắc xin cơ bản, nồng độ kháng thể trong cơ thể vẫn có thể giảm xuống theo thời gian. Chính vì thế, người trưởng thành thường phải bổ sung thêm mũi vắc xin nhắc lại. Chẳng hạn, miễn dịch của vắc xin bạch hầu thường sẽ duy trì được trong vòng 10 năm và có xu hướng giảm dần theo thời gian. Do đó, với những người dân có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu thì nên tiêm mũi nhắc lại.

Biện pháp phòng ngừa dịch bạch hầu

Dưới đây là các biện pháp chủ động trong việc phòng ngừa dịch bệnh bạch hầu, cụ thể như sau:

  • Cần đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin bạch hầu dạng phối hợp (ComBe Five, Td hoặc DPT-VGB-Hib (SII)) đủ liều và đúng theo lịch hẹn của chương trình tiêm chủng.
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng cách rửa tay hay tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Khi ho hoặc hắt hơi thì nên che miệng lại, đồng thời hạn chế tiếp xúc với người bị nghi ngờ hoặc người mắc bệnh bạch hầu.
  • Đảm bảo môi trường sống xung quanh trẻ như trường lớp, nhà ở có đủ ánh sáng mặt trời, sạch sẽ và thông thoáng.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ của bệnh bạch hầu thì người bệnh cần được cách ly, tránh tiếp xúc với người khác và đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
  • Công tác phòng bệnh tại các ổ dịch cần được thực hiện một cách nghiêm túc như sử dụng thuốc và tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh theo chỉ định của nhân viên y tế.
Vắc-xin bạch hầu có hiệu quả trong bao lâu? Biện pháp phòng ngừa dịch bạch hầu 4
Che miệng khi ho hoặc hắt hơi là một biện pháp phòng ngừa dịch bạch hầu

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh bạch hầu, vắc xin phòng bệnh cũng như biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Đồng thời, Nhà thuốc Long Châu cũng đã giải đáp thắc mắc vắc xin bạch hầu có hiệu quả trong bao lâu để mọi người biết được và cân nhắc đến việc tiêm mũi nhắc lại.

Tiêm vắc xin đầy đủ và kịp thời giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, từ đó tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Trung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng, giá cả cạnh tranh và hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP. Bạn có thể liên hệ hotline 1800 6928 để được đội ngũ y tế tận tâm sẵn sàng hỗ trợ tư vấn về thông tin vắc xin bạch hầu rõ hơn nhé!

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin