Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cơn đau đẻ nhìn chung chính là nỗi ám ảnh của mọi chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều sản phụ đã trải nghiệm kinh nghiệm sinh mổ không đau với biện pháp gây tê ngoài màng cứng. Thay vì phải chịu đựng sự đau đớn của việc sinh thường thì họ có thể vượt cạn dễ dàng hơn.
Dù bạn chọn sinh thường hay sinh mổ thì chúng ta vẫn phải trải qua nỗi đau đớn. Vượt cạn bằng phẫu thuật sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm sinh mổ không đau và nhanh hơn sinh thường. Tuy nhiên, cơn đau ấy không đến sớm thì muộn, và sẽ dài hơn gấp nhiều lần.
Sản phụ sinh thường phải chịu cơn đau kinh khủng khi rặn đẻ. Tuy nhiên rồi sẽ sớm hồi phục chỉ trong khoảng 3 ngày. Ngược lại nhiều mẹ đã trải nghiệm kinh nghiệm sinh mổ không đau khi chuyển dạ, nhưng sau đó lại phải chịu sự đau đớn sau mổ nhiều ngày. Trường hợp thể trạng khỏe mạnh thì bạn thường đau từ 10 ngày đến nửa tháng, nhưng cũng có mẹ kéo dài cả tháng hoặc vài tháng.
Ngoài ra theo kinh nghiệm, sản phụ sinh mổ không đau là nhờ tiêm thuốc gây tê. Tuy nhiên khi hết tác dụng thì bạn sẽ lập tức cảm nhận được sự khủng khiếp của nó. Đặc biệt, một số bà mẹ có nguy cơ bị tác dụng phụ với thuốc tê và gặp các cơn đau mạnh mẽ, dai dẳng ập đến.
Quá trình mổ lấy thai làm mẹ mất rất nhiều máu và gây nên tình trạng suy nhược. Từ đó giảm khả năng phục hồi cơ thể so với sinh thường. Có một số trường hợp mẹ còn phải truyền máu liên tục để đảm bảo sức khỏe do mất quá nhiều máu.
Sinh mổ xong các mẹ còn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cao, với tỷ lệ trung bình là 1/12. Có nghĩa là cứ 12 sản phụ mổ lấy thai sẽ có 1 người nhiễm trùng vết mổ. Lúc này, mẹ cần được dùng kháng sinh liều cao ngay để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Mẹ sinh mổ ngoài nguy cơ nhiễm trùng thì còn có nguy cơ hình thành cục máu đông vô cùng nguy hiểm. Trong trường hợp không phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Đây là biện pháp gây tê vùng, qua mũi tiêm vào sống lưng để đưa thuốc vào cột sống và phân tán qua 2 khu vực lân cận. Nhờ đó giúp làm tê liệt một số bộ phận chịu nhiều áp lực khi chuyển dạ, mất cảm giác đau đớn. Ngoài ra thuốc tê chỉ có tác dụng cục bộ, nên ngoài đem đến kinh nghiệm sinh mổ không đau, còn giúp các mẹ tỉnh táo trong suốt tiến trình vượt cạn.
Gây tê ngoài màng cứng sẽ được thực hiện khi mẹ bầu đã xuất hiện cơ co tử cung và cổ tử cung mở khoảng 2 - 3cm. Bên cạnh đó, nếu chọn sinh thường hay sinh mổ đều có thể áp dụng kỹ thuật này để loại bỏ đau đớn. Một số ưu điểm giúp biện pháp gây tê này giành được ưu ái nhất hiện nay là:
Những ngày đầu sau sinh chúng ta thường thấy cơn đau thường trực. Khi nghỉ ngơi ở bệnh viện, các y bác sĩ và y tá sẽ giúp chăm sóc bạn bằng cách truyền thuốc giảm đau. Thời gian này các mẹ cũng sẽ được theo dõi sát sao nhằm tránh nhiễm trùng vết thương.
Dù có được kinh nghiệm sinh mổ không đau khi chuyển dạ trước đó, thì thời gian này bạn vẫn sẽ phải đối mặt với cơn đau sau sinh. Khi xuất viện về nhà, bạn hãy áp dụng chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng cũng như chăm sóc vết thương hợp lý để giảm thiểu sự khó chịu này.
Vận động nhẹ nhàng mà thường xuyên là yêu cầu cơ bản với các mẹ. Kinh nghiệm sinh mổ không đau sau 24 giờ đầu, các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đứng dậy đi lại để tránh bị dính ruột. Sau khi về nhà chúng ta cũng không nên nằm quá nhiều, thay vào đó hãy ngồi dậy đi lại thường xuyên, đồng thời làm các hoạt động nhẹ nhàng.
Nhờ đó vết thương sẽ chóng lành hơn rất nhiều. Trong tuần đầu tiên bạn cũng phải hạn chế những động tác cúi mình. Ngoài ra tuyệt đối không được mang vác vác vật nặng trong 3 tháng sau khi phẫu thuật.
Uống nhiều nước không những giúp bạn có nhiều sữa, mà còn phòng chướng bụng, đầy hơi, táo bón sau sinh mổ. Dù con đã chào đời thì hệ tiêu hóa và bài tiết của các mẹ có khả năng vẫn chưa hoạt động hoàn toàn bình thường. Nhất là bởi sinh mổ mà sự hồi phục càng chậm hơn.
Nếu sợ táo bón rặn làm ảnh hưởng vết thương thì bạn đừng quên uống từ 8 - 10 cốc nước mỗi ngày. Trong trường hợp không thích uống quá nhiều nước lọc thì các mẹ có thể uống xen kẽ nước trà gừng, nước ép, sinh tố hoa quả, súp, canh… Chúng vừa ngon mà vừa là cách giảm đau sau sinh mổ hiệu quả.
Sau khi ra viện, hầu hết các bà mẹ đều đã được kê sẵn thuốc giảm đau để sử dụng. Tuy nhiên chúng ta chỉ nên sử dụng chúng khi cần thiết và đúng theo liều lượng bác sĩ chỉ định. Có thể là uống cách nhau 4 - 6 tiếng mỗi lần.
Kinh nghiệm sinh mổ không đau chỉ ra rằng các mẹ nên ngừng quan hệ một thời gian để vết thương mau lành. Không chỉ giúp các bạn mau phục hồi mà nó còn phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu sau sinh. Thời gian tốt nhất là từ 5 - 6 tuần mới bắt đầu lại chuyện chăn gối.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...