Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Con nghiện game phải làm sao? Những điều cha mẹ cần làm

Ngày 17/09/2024
Kích thước chữ

Nghiện game ở trẻ em đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ. Vậy con nghiện game phải làm sao? Những điều cha mẹ cần làm để giảm thiểu tình trạng này là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Việc dành quá nhiều thời gian cho các trò chơi điện tử không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về tâm lý và học tập. Vậy khi con nghiện game phải làm sao? Cha mẹ nên làm gì để giúp con thoát khỏi tình trạng này?

Các biểu hiện của trẻ nghiện game

Trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi "Con nghiện game phải làm sao?", bậc cha mẹ phải nhận biết được các dấu hiệu cho thấy trẻ đang nghiện game

Dưới đây là những biểu hiện phổ biến của trẻ nghiện game mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Dành quá nhiều thời gian cho game: Trẻ dành phần lớn thời gian trong ngày để chơi game, thậm chí bỏ qua các hoạt động thường ngày như học tập, ăn uống, nghỉ ngơi hay giao tiếp với gia đình, bạn bè.
  • Bỏ bê học tập: Kết quả học tập giảm sút, thường xuyên quên làm bài tập hoặc mất tập trung trong lớp. Trẻ có xu hướng trốn học, viện cớ để tránh tham gia các hoạt động học tập nhằm có thêm thời gian chơi game.
  • Cáu gắt khi bị cản trở: Khi cha mẹ giới hạn hoặc ngăn cấm việc chơi game, trẻ thường có phản ứng cáu gắt, khó chịu, thậm chí la hét, khóc lóc. 
  • Thường xuyên nói dối: Trẻ có thể nói dối về thời gian chơi game hoặc tìm cách giấu phụ huynh việc mình đã chơi bao lâu. Trẻ thường viện cớ cần sử dụng máy tính hoặc điện thoại cho việc học để được tiếp tục chơi game.
  • Mất hứng thú với các hoạt động khác: Trẻ không còn hứng thú với các hoạt động trước đây yêu thích như thể thao, đọc sách, hay đi chơi cùng bạn bè. Game trở thành mối quan tâm duy nhất của trẻ.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Thức khuya, ngủ không đủ giấc hoặc ăn uống thất thường là những dấu hiệu thường thấy. Trẻ có thể bỏ bữa, ăn qua loa hoặc ăn uống không lành mạnh do dành quá nhiều thời gian cho game.
  • Suy giảm sức khỏe: Trẻ nghiện game có thể gặp các vấn đề về sức khỏe như mỏi mắt, đau đầu, mệt mỏi, đau lưng hoặc giảm cân. Tình trạng căng thẳng kéo dài cũng có thể gây ra các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm.
con-nghien-game-phai-lam-sao-nhung-dieu-cha-me-can-lam 1
Một trong những dấu hiệu của trẻ nghiện game là dành nhiều thời gian trên game

Tác hại của nghiện game

Tình trạng này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận như một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần. Những tác hại của nghiện game có thể chia thành nhiều khía cạnh, bao gồm cả bệnh lý về tâm thần và thể chất:

  • Rối loạn lo âu và trầm cảm: Trẻ có thể phát triển các triệu chứng của trầm cảm như mất hứng thú với các hoạt động xung quanh, cảm giác buồn bã, tuyệt vọng. Theo nghiên cứu, những trẻ nghiện game có nguy cơ bị rối loạn lo âu và trầm cảm cao hơn so với trẻ bình thường.
  • Rối loạn hành vi: Nghiện game có thể dẫn đến các hành vi bạo lực, cáu gắt, thiếu kiểm soát cảm xúc. Các trò chơi bạo lực dễ khiến trẻ có xu hướng hành xử hung hăng, xa lánh người thân, tách biệt khỏi xã hội. 
  • Rối loạn giấc ngủ: Việc thức khuya để chơi game dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ. Trẻ nghiện game thường gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hoặc thiếu ngủ kéo dài. 
  • Hội chứng ống cổ tay: Việc chơi game liên tục có thể gây ra hội chứng ống cổ tay. Đây là tình trạng viêm hoặc chèn ép dây thần kinh giữa cổ tay, gây đau nhức, tê bì và mất cảm giác ở tay.
  • Đau lưng và cổ: Thói quen chơi game kéo dài dẫn đến các bệnh lý về cột sống như thoái hóa đốt sống cổ, đau thần kinh tọa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của trẻ.
  • Kém phát triển kỹ năng xã hội: Sự phụ thuộc vào game khiến trẻ mất đi cơ hội phát triển kỹ năng xã hội, giảm khả năng giao tiếp và tương tác với người khác. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển cá nhân, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hòa nhập xã hội.
con-nghien-game-phai-lam-sao-nhung-dieu-cha-me-can-lam 2
Nghiện game có thể gây ra rối loạn lo âu ở trẻ

Con nghiện game phải làm sao? Những biện pháp giảm nghiện game cho trẻ

"Con nghiện game phải làm sao?" - đây là câu hỏi khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, khi mà trẻ đang dần mất đi sự cân bằng trong cuộc sống và có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là những cách giúp cai nghiện game mà cha mẹ có thể tham khảo:

  • Giảm dần thời gian chơi game: Giảm dần thời gian chơi game mỗi ngày giúp trẻ từ từ làm quen với việc hạn chế chơi game, thay vì cấm đột ngột, để tránh phản ứng tiêu cực.
  • Giải thích rõ tác hại của nghiện game: Giải thích cho trẻ về những tác hại của nghiện game như ảnh hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp trẻ hiểu lý do cần giảm thời gian chơi.
  • Trò chuyện, mở rộng các mối quan hệ: Dành thời gian trò chuyện và khuyến khích trẻ mở rộng mối quan hệ xã hội để giảm cảm giác cô đơn, thu hút trẻ ra khỏi thế giới ảo.
  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa như thể thao hay nghệ thuật để khám phá sở thích mới và giảm thời gian chơi game.
  • Đăng ký các khóa học kỹ năng: Đăng ký cho trẻ các khóa học kỹ năng mới để trẻ có thêm sự lựa chọn giải trí và phát triển bản thân, làm giảm sự phụ thuộc vào game.
  • Khuyến khích bé cùng làm việc nhà với ba mẹ: Khuyến khích trẻ tham gia các công việc nhà giúp gia đình, từ đó trẻ cảm thấy gắn kết hơn và giảm thời gian chơi game.
  • Cắt mạng internet (nếu cần thiết): Tạm thời cắt mạng internet có thể ngăn trẻ truy cập trò chơi trực tuyến, giúp trẻ tìm kiếm hoạt động thay thế.
con-nghien-game-phai-lam-sao-nhung-dieu-cha-me-can-lam 3
Con nghiện game phải làm sao?

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bậc cha mẹ giải đáp câu hỏi "Con nghiện game phải làm sao?" và cung cấp những biện pháp hiệu quả để giúp giảm thiểu tình trạng nghiện game ở trẻ. Cha mẹ cần tạo ra một môi trường gia đình lành mạnh, khuyến khích con tham gia các hoạt động khác và dành thời gian bên nhau. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin