Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cột sống và những điều bạn cần biết

Ngày 14/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cột sống là phần quan trọng nhất của hệ xương khớp, giúp con người có thể cân bằng cơ thể và hoạt động bình thường. Vậy cột sống của con người có đặc điểm như thế nào?

Xương cột sống là bộ phận quan trọng của cơ thể con người, nhưng không phải ai cũng biết rõ về cấu tạo, chức năng của bộ phận này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những đặc điểm của cột sống và một số thói quen để bảo vệ sức khỏe của bộ phận này nhé! 

Cột sống có mấy đoạn? 

Cột sống được coi là một trong những loại xương to nhất trên cơ thể con người. Tuy nhiên, để duy trì sự dẻo dai, xương cột sống của con người được chia 5 đoạn nhỏ, tạo thành một  đường cong như hình “chữ S”, bao gồm: 

  • Đoạn cổ: Đoạn cổ chứa 7 đốt sống trên cùng ở phần cổ. Thân đốt sống ở vị trí này là nhỏ nhất, được ký hiệu từ C1 đến C7. 
  • Đoạn ngực: Nằm bên dưới cổ là 12 đốt sống đoạn ngực. Xương phần này có hình dạng như những mỏm gai dài, hơi uốn nhẹ ra ngoài. 
  • Đoạn thắt lưng: Phần xương này gồm có 5 đốt sống, tính từ L1 đến L5. Đốt xương cuối cùng nối liền với xương chậu nên phải gánh chịu phần lớn trọng lượng cơ thể. Để đảm bảo cơ thể được thăng bằng và hoạt động bình thường, xương thắt lưng thường phát triển to, bè và cuống sống dày. 
  • Đoạn cùng: Đây là đoạn xương nối với hông, tiếp giáp với xương chậu, có ký hiệu là S1 đến S5. 
  • Đoạn cụt: Gồm 3 đến 5 đốt xương nằm ở phần dưới cùng của cột sống. Chúng hợp nhất với nhau tạo thành xương cụt có hình tam giác.
Cột sống của chúng ta “thần kỳ” như thế nào?1Cột sống có 5 đoạn nhỏ, có độ cong nhẹ như hình "chữ S" 

Cấu tạo của cột sống 

Cấu tạo cột sống bao gồm một chuỗi 32 - 34 đốt sống. Mỗi đốt sống lại được ngăn cách nhau bởi đĩa đệm. Tuy nhiên, để các đốt sống được nối với nhau một cách chắc chắn và mềm dẻo, cột sống cũng cần thêm các bộ phận khác như: 

  • Đốt sống: Các đốt sống xếp chồng lên nhau tạo thành ống sống. Các đốt sống thường rỗng để chứa tủy và các rễ thần kinh. 
  • Khớp cung đốt sống: Đây là các khớp xương nhỏ nằm ở mặt sau của mỗi đoạn đốt sống. Bộ phận này giúp các đốt sống nối liền lại với nhau, giúp cột sống khi cúi, vặn, xoay,... trở nên dễ dàng hơn. 
  • Đĩa đệm: Đĩa đệm có hình dáng tròn, phẳng, nằm giữa các đốt sống. Bên ngoài là bao xơ, bên trong là nhân nhầy nên đĩa đệm có thể làm giảm gánh nặng cho cột sống khi mang vác nặng. Hiểu theo cách đơn giản, chúng hoạt động như một bộ giảm xóc của cột sống. 
  • Tuỷ sống và dây thần kinh: Tủy sống là cột chứa dây thần kinh nằm trong ống sống. Bộ phận này có đến 31 đôi dây tủy sống, kéo dài từ hộp sọ đến phần lưng dưới. Các dây thần kinh này phân nhánh qua các lỗ gian sống, có nhiệm vụ truyền dẫn tín hiệu từ não bộ thông qua tuỷ sống đến các bộ phận khác trong cơ thể. 
  • Các mô mềm: Các mô này thực chất là các bó cơ bắp, liên kết với xương tạo thành một hệ vận động thống nhất. Các bó cơ này thường gắn liền với gân và dây chằng để đảm bảo khả năng chuyển động.
Cột sống của chúng ta “thần kỳ” như thế nào? 2Cột sống có cấu tạo vô cùng phức tạp 

Chức năng của cột sống 

Cột sống đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Thông thường, người ta thường chia thành 4 tác dụng cơ bản của cột sống, đó là: 

  • Bao bọc lấy tủy sống để bảo vệ tủy sống khỏi những chấn thương do va đập mạnh trong quá trình vận động. 
  • Khung xương chậu chịu trọng lượng của toàn bộ cơ thể, giảm gánh nặng cho phần thân dưới.
  • Tạo thành trục trung tâm để cơ thể luôn được cân bằng khi vận động, đứng hoặc ngồi. 
  • Hỗ trợ cơ thể hoạt động linh hoạt. 

Các bệnh lý thường gặp về cột sống 

Cột sống tưởng như vô cùng chắc chắn nhưng bộ phận này lại vô cùng mỏng manh và “dễ mắc bệnh”. Theo báo cáo của WHO, có đến 90% người có độ tuổi từ 20 trở lên mắc các bệnh về cột sống. Những bệnh lý thường gặp liên quan đến xương cột sống có thể kể đến như: 

 

Cột sống của chúng ta “thần kỳ” như thế nào? 3Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh thường gặp nhất hiện nay 

Làm sao để bảo vệ cột sống? 

Các bệnh lý về cột sống thường khó chữa, lại kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của con người. Vì vậy, bạn cần duy trì những thói quen lành mạnh để bảo vệ “trụ cột” của cơ thể, đó là: 

  • Chọn giường và nệm phù hợp.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, đặc biệt là các bài tập yêu cầu độ dẻo dai như: Yoga, gym, pilates,... để kéo giãn cột sống. 
  • Nên đi giày thể thao có đệm mút êm ái và hạn chế đi giày cao gót quá cao. 
  • Nên duy trì chỉ số cơ thể cũng như cân nặng phù hợp. 
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để bổ sung dưỡng chất cho cột sống. 
  • Nên thăm khám bác sĩ nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường ở cột sống.
Cột sống của chúng ta “thần kỳ” như thế nào? 4Bạn không nên nằm gối quá cao để bảo vệ cột sống 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng của cột sống và các căn bệnh thường gặp. Hãy duy trì những thói quen lành mạnh trên để bảo vệ cột sống của bạn nhé! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Acc.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm