Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong Đông Y, Cốt toái bổ là vị thuốc quý được dùng để chữa rất nhiều bệnh. Vậy cốt toái bổ có tác dụng gì cho sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này và cung cấp đến bạn thông tin về một số bài thuốc chữa bệnh từ Cốt Toái Bổ hiệu quả.
Cốt toái bổ là một loại dược liệu quý thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông Y giúp trị rất nhiều bệnh. Vậy cốt toái bổ có tác dụng gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Trước khi giải đáp cốt toái bổ có tác dụng gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thông tin về cốt toái bổ để hiểu hơn về loại dược liệu này nhé. Tên gọi "cốt toái bổ" xuất phát từ khả năng đặc biệt của loại cây này trong việc liền những xương bị dập gãy. Trong tiếng Thái, cốt toái bổ có ý nghĩa là đặt vào để liền lại, khi đắp thuốc từ cây này lên vết thương, nó có thể giúp liền kết các đốt sống và tổn thương xương.
Cốt toái bổ đã được công nhận có những công dụng tuyệt vời trong cả Đông y lẫn Tây y, như sau:
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện đến 369 hợp chất như flavonoid, proanthocyanidin, triterpenoids, axit phenolic và lignans trong cốt toái bổ. Phần thân rễ Cốt toái bổ chứa 25 – 34,89% glucose, hesperidin, 1,42% flavonoid toàn phần và 1% naringin.
Các công dụng của Cốt toái bổ theo Y học hiện đại bao gồm:
Cốt toái bổ là một loại thuốc trong kho tàng dược liệu Đông y có những đặc điểm sau đây:
Sau khi đã biết cốt toái bổ có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu về một số bài thuốc từ cốt toái bổ dưới đây:
Bài thuốc 1: Sử dụng Cốt toái bổ, giã nhỏ, sao đen, và tán thành bột mịn, sau đó thoa vào lợi.
Bài thuốc 2: Kết hợp Cốt toái bổ 16g với Thục địa 16g, Sơn dược 12g, Sơn thù 12g, Bạch linh 12g, Đơn bì 12g, Trạch tả 12g, và Tế tân 2,4g. Sau đó, sắc uống mỗi ngày.
Bài thuốc 1: Hỗn hợp gồm Cốt toái bổ, lá sen, trắc bách diệp, bồ kết, với liều lượng bằng nhau, được tán thành bột mịn. Cách dùng: Uống hai lần mỗi ngày, mỗi lần 12g, pha với nước; hoặc trộn với nước nóng để tạo thành hồ, sau đó đắp bên ngoài.
Bài thuốc 2: Thành phần gồm Cốt toái bổ 15g, Sinh địa 10g, lá sen tươi 10g, và Trắc bá diệp tươi 10g, sau đó sắc lấy nước để uống. Bài thuốc này có tác dụng chữa lành vết thương, bổ trợ làm lành gân cốt tổn thương, giúp giảm viêm răng, cũng như hỗ trợ điều trị ho và chảy máu.
Bài thuốc 3: Thành phần bao gồm Cốt toái bổ 12g, Đảng sâm 16g, Hoàng kỳ 12g, Hoài sơn 16g, Ba kích 16g, Bạch truật 12g, Đương quy 12g, Cẩu tích 12g, Tục đoạn 12g, Mẫu lệ 12g, và Thiên niên kiện 8g. Bài thuốc có thể được sắc uống hoặc nấu thành cao lỏng. Tác dụng của bài thuốc này là bổ khí huyết, củng cố gân xương, thích hợp dùng cho người già suy nhược cơ thể và trường hợp gãy xương lâu liền.
Cốt toái bổ là một trong các thành phần chữa bệnh phong thấp, và có thể kết hợp nhiều thảo dược khác để chữa xương khớp.
Chuẩn bị các vị thuốc như sau: 120g rễ gắm, 40g Cốt toái bổ, 100g Vỏ chân chim, 800g rễ Rung túc, 60g Bạch hoa xà, 600g rễ Chiên chiến, 40g Bạch đồng nữ, 40g Xích đồng nam, 40g Tiền hồ, 40g Ô dược, 40g Cỏ xước, và 40g rễ bưởi bung.
Sau đó, đem các vị thuốc đã chuẩn bị nấu thành cao đặc và ngâm với rượu trắng trong vòng 3 ngày. Duy trì việc uống 2 lần mỗi ngày sẽ giúp chữa bệnh phong thấp hiệu quả.
Chuẩn bị: 1 cái bầu dục lợn và Cốt toái bổ đã được tán thành bột.
Thực hiện: Đưa các dược liệu vào bầu dục lớn, nướng chín và ăn trực tiếp.
Chuẩn bị: Đỗ trọng, Bổ cốt toái và Tỳ giải mỗi vị 16g, Thỏ ty tử, Dây đau xương, Rễ gối hạc và Ngưu tất mỗi vị 12g, Cẩu tích 20g, Hoài sơn 20g.
Thực hiện: Sắc uống các vị thuốc trên và dùng đều đặn hàng ngày.
Tuy nhiên, khi sử dụng cây cốt toái bổ, cần lưu ý một số kiêng kỵ và những điều quan trọng. Không nên dùng cho người âm hư, huyết hư và không có thực nhiệt. Nên thận trọng khi dùng cho trường hợp thiếu máu kèm nội nhiệt và ứ máu. Đồng thời, cần tránh nhầm lẫn với các loại cây khác như Ráng bay (Drynaria quercifolia) và Tắc kè đá (Drynaria bonii Christ) khi thu hái nguyên liệu.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn về cốt toái bổ có tác dụng gì cũng như một số bài thuốc với cốt toái bổ để hỗ trợ làm mạnh gân xương. Tuy nhiên, việc sử dụng bài thuốc từ cốt toái bổ cần được cân nhắc để tránh lạm dụng và tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng, nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.