Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Củ riềng có tác dụng gì? Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng

Ngày 31/05/2023
Kích thước chữ

Củ riềng lâu nay là gia vị vô cùng quen thuộc trong ẩm thực người Việt nhưng ít ai biết tới nhiều công dụng tuyệt vời khác của loại củ này. Vậy, củ riềng có tác dụng gì? Nhiều người cho rằng củ riềng có thể chữa được các bệnh như chống ung thư, chữa bệnh dạ dày, xương khớp... Cùng tìm hiểu ngay.

Củ riềng ngoài dùng để làm tăng thêm hương vị và mùi thơm cho các món ăn thì còn có tác dụng gì? Trong Đông y, củ riềng được xem là dược liệu dùng để chữa bệnh với tên gọi khác là cao lương khương. Ngoài ra, nhờ kỹ thuật y học hiện đại riềng còn được chiết xuất thành tinh chất sử dụng để điều trị một số loại bệnh.

Các đặc điểm của cây riềng

Cây riềng là một loại cỏ nhỏ, cao 0,7 - 1,2m với chiếc thân rễ dài mọc ngang. Hoa của cây này có màu trắng kèm theo hai lá hình mo, gồm hai màu xanh và trắng. Lá cây riềng thường có bẹ, không cuống, hình mác dài. Cây riềng mọc hoang hoặc rất dễ trồng và thường thu hoạch quanh năm nhưng số lượng nhiều là vào mùa thu đông hoặc trước khi bắt đầu mưa phùn của mùa xuân tới.

Củ riềng có tác dụng gì? Một số công thức chữa bệnh từ củ riềng 1
Củ riềng có vị ngọt, mát dùng để thanh nhiệt, an thần…

Ngoài ra còn có loại riềng nếp. Với sự khác biệt là kích thước, riềng nếp to nhưng ít hăng cay hơn. Một loại khác là rong riềng hay còn gọi là riềng đỏ, loại này thuộc họ chuối hoa, chiều cao từ 1,2 - 1,5m. Rễ cây rong riềng sẽ phình ra thành củ. Vốn dĩ là thân cây nhưng nó nằm sát mặt đất nên mọi người gọi là củ riềng đỏ. Cây rong riềng có vị ngọt, mát dùng để thanh nhiệt, an thần…

Củ riềng có tác dụng gì?

Bộ phận được sử dụng để điều trị bệnh là củ riềng. Có thể dùng củ riềng để chữa và phòng ngừa một số bệnh sau:

Phòng ngừa ung thư

Do củ riềng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm nên loại thảo dược này có tác dụng hỗ trợ giảm các thiệt hại DNA tạo ra bởi các gốc tự do và các một vài yếu tố độc hại khác. Một loại flavonoid hay được gọi là galanin có chứa trong củ riềng đóng vai trò trung tâm trong việc ngăn ngừa sự tấn công của ung thư vì giúp điều chỉnh các hoạt động của enzyme và phá hủy được độc tính gen.

Củ riềng có tác dụng gì? Một số công thức chữa bệnh từ củ riềng 2
Củ riềng có tác dụng gì chắc là thắc mắc của nhiều người

Loại củ này có khả năng ngăn ngừa được tới 7 bệnh ung thư gồm: Ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư vú, bạch cầu, ung thư gan và ung thư đường mật.

Tăng cường tuần hoàn máu

Củ riềng giúp loại bỏ chất độc và cải thiện tuần hoàn máu. Khả năng chống oxy hóa của củ riềng ngăn được các gốc tự do gây nên các tổn thương cho da và khả năng duy trì độ mềm của da.

Củ riềng cũng thúc đẩy tăng trưởng tóc khá tốt do giúp tăng cường sự tuần hoàn máu. Với những người có tóc mỏng, nước củ riềng kết hợp cùng với dầu jojoba sẽ tạo thành một hỗn hợp kích mọc tóc hiệu quả.

Ngăn ngừa đau bụng kinh

Khi phụ nữ hành kinh mỗi tháng, một số người sẽ bị đau bụng kinh hoặc tiêu chảy. Riềng có thể giúp cơ thể giảm bớt các triệu chứng kể trên. Riềng còn là một lựa chọn hữu hiệu cho bệnh tiêu chảy.

Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể

Dùng riềng thường xuyên giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch khá tốt. Chiết xuất củ riềng ngăn ngừa và tiêu diệt được các vi khuẩn trong cơ thể. Vậy nên, hệ thống miễn dịch sẽ mạnh lên rất nhiều khi bụng đói hoặc nhịn ăn.

Hỗ trợ tiêu hóa

Công dụng được người Việt tin dùng và sử dụng lâu đời nhất của củ riềng là chữa bệnh đau bụng. Ngoài ra, còn giúp giảm ói mửa, tiêu chảy và nấc cụt.

Củ riềng có tác dụng gì? Một số công thức chữa bệnh từ củ riềng 3
Củ riềng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả

Đối phó với căn bệnh trầm cảm

Trong củ riềng chứa dưỡng chất thực vật giúp cơ thể ngăn chặn được hoạt động TNF-alpha, qua đó giúp đối phó bệnh trầm cảm.

Một số bài thuốc từ cây riềng

Bạn có thể áp dụng vài bài thuốc sau để điều trị một số căn bệnh đơn giản với cây riềng như:

  • Đau bụng do bị cảm lạnh: Mang đi sấy khô 200gr riềng tươi với khoảng 80gr hậu phác, 120gr quế, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Hàng ngày sắc khoảng 200ml nước với 12gr hỗn hợp cô nước thành 50ml. Dùng hỗn hợp này để uống từ 2 - 4 ngày sẽ đỡ đau bụng.
  • Đau bụng kinh: Với phụ nữ “tới tháng” bị đau bụng, có thể nhai và nuốt trực tiếp một lát riềng tươi. Bụng sẽ ấm dần lên giúp cơn đau giảm nhanh chóng.
  • Phong thấp: Một liệu trình sử dụng công thức này liên tục từ 5 - 7 ngày. Người bệnh dùng 60gr củ riềng với 60gr vỏ quýt, cùng 60gr hạt tía tô phơi khô tán nhỏ. Mỗi ngày hai lần lấy 4gr hỗn hợp khô pha với nước sôi để nguội rồi uống.
  • Đau dạ dày: Bài thuốc dược liệu này gồm 6gr củ riềng, 4gr đinh hương, 6gr vỏ quýt, 6gr mộc hương, 6gr thanh bì, 15gr sơn tra và 6gr cửu tiết xương bồ. Sắc thành thuốc dạng đặc chia thành 3 lần uống trong một ngày.
  • Hắc lào: Đem giã nát tỉ lệ 100gr củ riềng ngâm với 200ml cồn 90 độ. Ngâm hỗn hợp này càng lâu thì dược liệu càng có tác dụng tốt. Dùng chất này bôi lên vị trí bị hắc lào nhiều lần trong một ngày sẽ thấy giảm dần.
  • Lang ben: Dùng 100gr củ riềng với 100gr củ chút chít, 2 loại này gọt vỏ rửa sạch và giã nát chúng ra. Trộn chúng với một quả chanh rồi đem đun nóng lên. Lấy bông y tế thấm đều dung dịch đã làm xoa lên vùng da lang ben. Kiên trì dùng khoảng 5 - 7 ngày, mỗi ngày 2 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích cho thắc mắc củ riềng có tác dụng gì của bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Phạm Diểm

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin