Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Ung thư/
  4. Ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

Bác sĩNguyễn Văn Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Tuyến tụy là cơ quan nằm trong ổ bụng, giữa dạ dày, gan và ruột, có chức năng sản xuất insulin và dịch tiêu hóa. Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư xảy ra trong các mô của tuyến tụy, cơ quan nội tiết trọng yếu nằm phía sau dạ dày.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy là gì?

Tuyến tụy là cơ quan nằm trong ổ bụng, giữa dạ dày, gan và ruột, có chức năng sản xuất insulin và dịch tiêu hóa. Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư xảy ra trong các mô của tuyến tụy, cơ quan nội tiết trọng yếu nằm phía sau dạ dày.

Bệnh tuy ít gặp nhưng được xem là sát thủ thầm lặng do các biểu hiện khá mơ hồ ở giai đoạn đầu.

Các giai đoạn bệnh:

  • Giai đoạn 1: Khối u chỉ tồn tại trong tuyến tụy.

  • Giai đoạn 2: Khối u đã lan đến gần mô bụng hoặc hạch bạch huyết.

  • Giai đoạn 3: Ung thư đã lan đến các mạch máu chính và các hạch bạch huyết.

  • Giai đoạn 4: Khối u đã lan rộng đến các cơ quan khác như gan.

Triệu chứng ung thư tuyến tụy

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến tụy

Một số biểu hiện sớm nhất của căn bệnh nguy hiểm này mà khi có thì bạn nên sớm đi thăm khám:

  • Đau lưng: Đột nhiên xuất hiện triệu chứng đau lưng, cơn đau ngày càng tăng về cả cường độ và tần suất, nhất là khi bệnh nhân ăn uống hoặc khối u ngày một phát triển.

  • Vàng da, vàng mắt: Nếu đột nhiên chân, tay, mắt và một số bộ phận khác của cơ thể có dấu hiệu chuyển sang màu vàng thì bạn cần đặc biệt lưu ý. Có khoảng 90% bệnh nhân ung thư tuyến tụy đều có biểu hiện vàng da, vàng mắt ở giai đoạn sớm.

  • Mệt mỏi, chán ăn, giảm cân: Cơ thể người bệnh lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng, chán ăn và sụt cân nhanh.

Tác động của ung thư tuyến tụy đối với sức khỏe

  • Vàng da và mắt, nước tiểu có màu tối và màu phân nhạt.

  • Một khối u đang phát triển có thể chèn ép vào dây thần kinh ở bụng, gây đau và có thể trở nên nghiêm trọng.

  • Tắc nghẽn đường ruột do chặn dòng chảy của thức ăn tiêu hóa từ dạ dày đến ruột non.

  • Giảm cân, buồn nôn và nôn do phương pháp điều trị ung thư hoặc khối u ép vào dạ dày có thể khiến người bệnh khó ăn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện những biểu hiện sớm của ung thư tuyến tụy như đau lưng, vàng da, vàng mắt, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,… thì bạn cần chú ý phát hiện sớm và đến cơ sở y tế chuyên khoa hay bệnh viện uy tín để được tư vấn.

Tránh trường hợp để đến khi bước sang giai đoạn muộn mới phát hiện bệnh, khi mà khối u đã xâm lấn sang gan, phổi thì phương pháp phẫu thuật cũng không được áp dụng mà người bệnh chỉ được điều trị bằng hóa trị và xạ trị thay thế. Cũng vì vậy mà tiên lượng bệnh thường kém, khả năng tử vong cao. Theo thống kê chỉ có 4% bệnh nhân mắc phải có thể sống trên 5 năm nếu được điều trị sớm và đúng cách.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân ung thư tuyến tụy

Nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến tụy

Cho đến nay, nguyên nhân của ung thư tuyến tụy vẫn chưa các nhà khoa học nhận biết rõ. Ung thư tuyến tụy xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy, một cơ quan nằm sau dạ dày, bắt đầu sinh sôi khỏi tầm kiểm soát và tạo thành một khối u. Các tế bào ung thư có khả năng xâm lấn vào các bộ phận khác của cơ thể.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư tuyến tụy

Nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy là gì?

Nguyên nhân ung thư tuyến tụy chưa rõ, nhưng bệnh xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy phát triển mất kiểm soát, tạo thành khối u và có khả năng lan sang các cơ quan khác.

Ung thư tuyến tụy có thể phát hiện sớm không?

Ung thư tuyến tụy có phải phẫu thuật không?

Ung thư tuyến tụy có thể chữa khỏi không?

Ung thư tuyến tụy có di truyền không?

Hỏi đáp (0 bình luận)