Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Da hay bị khô có sao không? Chăm sóc da khô thế nào là đúng cách?

Ngày 20/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Da khô là tình trạng da rất phổ biến và nó gây ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như các vấn đề sức khỏe da liễu liên quan. Da hay bị khô có sao không và cách chăm sóc da khô thế nào chính là những thắc mắc mà nhiều người đặt ra.

Da khô là tình trạng da mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Đặc trưng của loại da này là lớp biểu bì của da bị thiếu nước. Các vùng như da mặt, cánh tay, bàn tay, bàn chân chính là khu vực dễ bị khô da nhất. Vậy da hay bị khô có sao không? Chăm sóc da khô như thế nào là đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Da hay bị khô có sao không?

Da khô không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gì nhưng có thể dẫn đến một số biến chứng da liễu và khó điều trị. Lớp biểu bì của da thường bao gồm chất béo và protein có tác dụng ngăn ngừa mất nước ở da. Một khi cơ thể thiếu đi các chất này, độ ẩm của da không thể giữ ổn định từ đó da trở nên khô. Lâu ngày làn da nhạy cảm hơn, rất dễ bị phát ban và bong tróc.

Sức khỏe da liễu: Chăm sóc da khô thế nào cho khoa học? 1
Da khô là tình trạng da có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào

Trước khi quan tâm đến cách chăm sóc da khô thế nào cho hiệu quả, ta cùng điểm qua một loại da khô phổ biến để biết được đặc trưng của chúng từ đó có cách dưỡng da phù hợp:

  • Da khô mụn: Là tình trạng da đã bị khô và gây ra mụn. Nếu chúng ta cứ mặc định da dầu mới có nguy cơ bị mụn thì điều này là sai lầm. Bởi lúc da khô, lượng dầu nhờn tiết ra nhiều hơn, có thể dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn nhiều hơn.
  • Da khô nứt nẻ: Đau, nứt nẻ, da sần sùi thường xuất hiện ở tay, mặt, môi. Tình trạng nứt nẻ xảy ra thường là vào lúc thời tiết chuyển lạnh, các tuyến tiết dầu tiết ra ít dầu hơn.
  • Da khô ngứa: Da khô ngứa khiến người gặp tình trạng này rất khó chịu, luôn muốn gãi. Trên da hay xuất hiện các vết đỏ, sưng, đốm hoặc mụn nước. Nếu bạn gãi nhiều lần lên vùng da thì sẽ khiến da dễ bị chảy máu, nhiễm trùng.
  • Da khô thiếu nước: Da khô do thiếu nước có thể gặp ở bất kỳ ai. Làn da của bạn sẽ sớm sẫm màu và mất dần tính đàn hồi. Từ đó tình trạng lão hoá cũng xuất hiện nhanh hơn.
  • Da khô sần: Da sẽ nổi các nốt sần cứng hoặc mềm bất thường. Da của bạn gặp hiện tượng này có thể do chấn thương, mụn, sau khi mắc thuỷ đậu hay các phản ứng dị ứng để lại.

Da khô không chỉ gây khó chịu mà còn làm cơ thể bị lão hoá sớm. Dù là xuất phát từ nguyên nhân bên trong hay do các tác nhân bên ngoài môi trường thì bạn đều cần phải có cách dưỡng da kịp thời để cân bằng độ pH trên da, ngăn da không bị tổn thương.

Chăm sóc da khô thế nào là đúng?

Cấp ẩm chính là nguyên tắc quan trọng nhất để chăm da khô. Hiện nay kem dưỡng ẩm chính là sản phẩm cấp ẩm hiệu quả nhất, chúng sẽ ngăn cản quá trình mất nước cho da, tạo một lá chắn bảo vệ da cũng như bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho da. Tuy nhiên có một số cách dưỡng ẩm cho da khô bằng nguyên liệu tự nhiên lành tính mà bạn nên biết:

Dưỡng ẩm bằng dầu oliu

Oliu rất giàu vitamin A, D, K, E, chúng là những vitamin có thể ngăn quá trình oxy hoá tế bào xảy ra. Ngoài ra chất diệp lục trong dầu oliu còn có hiệu quả chữa lành vết thương và sẹo. Sử dụng tinh chất oliu sẽ làm mềm da và chúng sẽ hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm cho da.

Sức khỏe da liễu: Chăm sóc da khô thế nào cho khoa học? 2
Dưỡng ẩm da bằng dầu oliu

Bạn nên thoa trực tiếp dầu oliu lên da nhẹ nhàng trong 10 phút. Để yên trên da khoảng 20 - 30 phút rồi làm sạch lại bằng nước ấm. Nếu bạn muốn tẩy da chết lành tính mà không gây khô da, nên kết hợp dầu oliu cùng đường nâu, mật ong để massage.

Dưỡng ẩm bằng quả bơ

Chăm sóc da khô thế nào cho lành tính? Bơ là ý tưởng rất hay. Trong quả bơ có nguồn vitamin E, C, đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe làn da. Chất béo của quả bơ có thể tăng tốc độ phục hồi da và cải thiện được tình trạng chàm da, mụn trứng cá. Bạn có thể kết hợp giữa bơ và tinh dầu rồi thoa hỗn hợp lên da hoặc làm mặt nạ từ bơ để dưỡng ẩm da.

Bột yến mạch

Yến mạch không chỉ là “thực phẩm vàng” cho sức khoẻ mà chúng còn là nguyên liệu tuyệt vời để làm mặt nạ dưỡng ẩm hoặc tẩy tế bào chết. Bạn có thể trộn yến mạch cùng mật ong và nước ấm, đợi hỗn hợp nguội rồi bắt đầu đắp lên da.

Sức khỏe da liễu: Chăm sóc da khô thế nào cho khoa học? 2
Dưỡng ẩm da bằng bột yến mạch

Mật ong

Mật ong là nguyên liệu không thể không nhắc đến trong làm đẹp. Mật ong chứa các chất chống oxy hóa như Vitamin C, Vitamin E, các khoáng chất giúp dưỡng ẩm và phục hồi da khô. Khi dưỡng ẩm cho da mặt hay da toàn thân, nên pha loãng mật ong cùng nước và massage nhẹ nhàng trên da, sau đó tắm lại bằng nước sạch.

Bôi kem thoa da dưỡng ẩm Tiacortisol

Sau khi tìm hiểu cách chăm sóc da khô thế nào với nguyên liệu tự nhiên, bạn nên bỏ túi cho mình sản phẩm dưỡng da với các hoạt chất làm mềm da và cấp ẩm đáng dùng hiện nay. Bởi không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để chăm da khô bằng nguyên liệu tự nhiên. Kem thoa da Tiacortisol chính là lựa chọn đáng cân nhắc.

Sản phẩm có thành phần chính như glycerin, propylene glycol để cấp ẩm tức thì cho da, giữ nước và ngăn ngừa tình trạng da khô. Sự kết hợp stearic acid và panthenol làm mềm và tái tạo da nhanh chóng, phục hồi da sau tổn thương hiệu quả. Kem thoa da Tiacortisol được đánh giá cao bởi khả năng làm dịu da, giảm tình trạng đỏ, sưng, ngứa ngáy.

Những ai đang gặp tình trạng khô da, hay ngứa ngáy và dễ bị kích ứng khi thời tiết chuyển lạnh thì nên dùng Tiacortisol. Với dung tích 8g tiện lợi, sản phẩm rất gọn nhẹ để có thể mang đi bất kỳ đâu. Bạn chỉ cần thoa kem vào vùng da bị khô mỗi ngày 1 đến 2 lần, thoa đều đặn trong 1 tuần sẽ thấy rõ hiệu quả.

Sức khỏe da liễu: Chăm sóc da khô thế nào cho khoa học? 4
Chăm sóc da khô thế nào? Bôi kem thoa da Tiacortisol

Trên đây là những chia sẻ về da hay bị khô có sao không cũng như cách chăm sóc da khô đúng cách. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về làn da khô và bỏ túi cho mình sản phẩm dưỡng da ưng ý nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm