Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dẫm phải đinh là một tai nạn thường thấy trong cuộc sống, tuy nhiên khi bị dẫm phải đinh có phải tiêm phòng uốn ván không thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Đinh là một vật dụng thường được sử dụng để giữ các vật chất được kết dính với nhau thông qua lực ma sát. Đinh thường làm bằng sắt, kim loại,... và có kích thước khá nhỏ nên rất dễ bị dẫm phải nếu không được cất giữ gọn gàng. Vậy dẫm phải đinh có phải tiêm phòng uốn ván không?
Vết thương do đạp đinh thường bao gồm cảm giác đau nhức và xuất huyết. Sau đó, vết thương sẽ bắt đầu tiết ra mủ và trở nên sưng đỏ. Xung quanh vết thương có thể xuất hiện sự bầm tím. Những vết thương do đạp đinh như vậy dễ bị nhiễm trùng khi không thực hiện các biện pháp xử lý đúng cách. Để đảm bảo ngăn ngừa nhiễm trùng, cần tiến hành các biện pháp xử lý thích hợp.
Dẫm phải đinh rỉ sét khiến bạn có nguy cơ nhiễm nha bào uốn ván là rất cao nếu chưa được tiêm phòng bằng vaccine phòng bệnh uốn ván trước đó. Vaccine uốn ván được khuyến cáo tiêm nhắc lại lại sau mỗi 5 - 10 năm để duy trì hiệu lực bảo vệ hoặc tiêm phòng trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm bị thương.
Bệnh uốn ván, còn được gọi là phong đòn gánh, do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn uốn ván tồn tại khắp mọi nơi và xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương mở, thậm chí những vết thương nhỏ như bị đạp gai, đạp đinh, trầy xước, hoặc bị dẫm,... Ngoài ra, bệnh có thể phát triển khi bạn mắc các bệnh lý nội khoa như sâu răng, loét da, viêm tai giữa, tai bị chảy mủ,... Ngay cả khi chị em phụ nữ tiến hành nạo phá thai tại các cơ sở y tế không đảm bảo chất lượng, cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Vi khuẩn này phát triển trong điều kiện thiếu oxi tại vết thương và sau đó giải phóng độc tố vào máu, tấn công các thần kinh cơ làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và gặp các cơn co giật. Trạng thái nghiêm trọng nhất là co cơ hô hấp, có thể gây ngừng thở và dẫn đến tử vong.
Ngoài triệu chứng co cơ, bệnh nhân mắc uốn ván còn đối mặt với sốt cao, đau nhức đầu và cơ thể mệt mỏi. Đôi khi, người bệnh cảm thấy nóng rát khi đi tiểu. Đây đều là những dấu hiệu đáng báo động, do đó bạn cần đi khám và tiêm phòng ngay khi dẫm phải đinh để đề phòng dẫm đinh bị uốn ván.
Để đảm bảo vết thương từ việc giẫm phải đinh hồi phục nhanh chóng và tránh bị nhiễm trùng, có những bước cấp cứu cần được thực hiện như sau:
Theo các bác sĩ, nếu vết thương giẫm đinh bị sưng đỏ, chảy dịch, nguy cơ nhiễm trùng rất cao nên cần tiêm ngừa uốn ván ngay.
Nhiều người thường không coi trọng các vết thương từ các vật nhọn như mảnh thủy tinh hay dị vật mà không nhận ra hậu quả nghiêm trọng của vi khuẩn uốn ván nguy hiểm.
Một số người có quan niệm rằng chỉ khi dẫm vào đinh mới cần tiêm uốn ván. Quan niệm này hoàn toàn sai vì vi khuẩn chỉ có trong kim loại, đinh sắt gỉ. Điều này là sai lầm, vi khuẩn có mặt ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Chỉ cần một vết thương nhỏ, bạn cũng có thể mắc phải vi khuẩn uốn ván.
Uốn ván là một bệnh cấp tính có nguy cơ tử vong cao, với tỷ lệ từ 25 - 90%. Vì vậy, bạn cần cẩn thận khi bị giẫm đinh hoặc vật nhọn và hãy đến cơ sở y tế để tiêm ngừa uốn ván.
Phương pháp tiêm phòng uốn ván là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng tránh bệnh uốn ván khi dẫm phải đinh. Hiện nay, một mũi tiêm phòng uốn ván có giá dao động khoảng 100.000 đồng và có sẵn tại nhiều địa chỉ, rất tiện lợi cho mọi người.
Nếu chưa từng tiêm ngừa uốn ván trước đây, bạn sẽ được tiêm 3 mũi cơ bản. Mũi thứ hai được tiêm sau một tháng kể từ mũi thứ nhất, và mũi thứ ba được tiêm sau 6 - 12 tháng kể từ mũi thứ hai. Việc này sẽ đảm bảo khả năng phòng ngừa trong vòng 5 năm.
Sau 5 năm, nếu muốn duy trì miễn dịch, bạn có thể tiêm mũi thứ 4, sẽ có hiệu lực phòng ngừa trong 10 năm. Và sau 10 năm nữa, tiêm mũi thứ 5 sẽ giữ miễn dịch trong thêm 20 năm.
Ngoài ra, đối với trẻ nhỏ, bạn cần đảm bảo cất giữ đinh và các vật sắc nhọn khác, cũng như dao, kéo, ở những nơi trẻ không thể tiếp cận được. Khi chơi và vận động ngoài trời, hãy đảm bảo rằng trẻ luôn mang giày hoặc dép.
Đối với người lớn, để giảm nguy cơ đạp phải đinh hoặc các vật sắc nhọn khác, hãy đảm bảo sử dụng trang phục và điều kiện lao động an toàn. Đặc biệt, nên sử dụng giày bảo hộ lao động chống đinh, được trang bị lớp lót chống thủng làm từ vật liệu thép hợp kim và đế giữa bằng chất liệu PU kép.
Trên đây là một vài thông tin về việc dẫm phải đinh có phải tiêm phòng uốn ván không? Có thể thấy, không những dẫm đinh mà khi dẫm bất kỳ vật sắc nhọn nào làm tổn thương cơ thể thì bạn cũng không được chủ quan. Thay vào đó cần sơ cứu kịp thời và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời, đúng cách.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.