Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Đang niềng răng có tiêm filler được không?

Ngày 13/06/2024
Kích thước chữ

Tiêm filler là một phương pháp làm đầy các vùng da có nếp nhăn trên khuôn mặt, giúp bạn có làn da tươi trẻ hơn. Nhiều người có mong muốn cải thiện làn da mặt mà vẫn đang trong quá trình niềng răng thắc mắc rằng đang niềng răng có tiêm filler được không?

Nhiều người thắc mắc rằng, liệu tiêm filler có gây ảnh hưởng đến việc di chuyển răng trong quá trình niềng răng hay không. Tương tự, quá trình niềng răng có gây ảnh hưởng đến sự hiệu quả của filler đã được tiêm vào vùng da hay không. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn vậy khi đang niềng răng có tiêm filler được không trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Tiêm filler là gì?

Tiêm filler là một trong những phương pháp làm đẹp được ưa chuộng ngày nay. Filler hay chất làm đầy, là các hợp chất được sử dụng để làm mờ hoặc xóa bỏ các nếp nhăn trên khuôn mặt và tái tạo lại độ căng đầy cho da. Phương pháp này thường áp dụng các chất filler dưới da tại các vị trí như má, môi, cằm, nếp chân chim ở mắt, và vùng trũng dưới mắt.

Đang niềng răng có tiêm filler được không?
Tiêm filler là một trong những phương pháp làm đẹp

Các loại filler phổ biến bao gồm:

Axit hyaluronic (HA): Là một dạng gel tự nhiên có trong cơ thể, được sử dụng để làm đầy, căng bóng và làm mờ các nếp nhăn ở các vùng như má, nếp nhăn quanh mắt và môi. Hiệu quả kéo dài từ 6 đến 18 tháng.

Canxi hydroxylapatite (CaHA): Là các hạt Canxi nhỏ được kết hợp trong gel, thường được sử dụng để điều trị các nếp nhăn sâu hơn. Thường khuyên dùng cho các vùng da có độ lão hóa cao hơn.

Axit poly-L-lactic: Thúc đẩy sản xuất collagen, giúp làm săn chắc da và giảm các dấu hiệu lão hóa. Hiệu quả kéo dài ít nhất 2 năm.

Polymethylmethacrylate (PMMA): Có thể gây ra biến chứng và vấn đề lâu dài trên da, hiệu quả kéo dài gần như vĩnh viễn. Tuy nhiên, không phổ biến trong nhiều nước do nguy cơ khác.

Cấy mỡ tự thân: Là lựa chọn an toàn hơn, sử dụng chính mỡ từ cơ thể để làm filler.

Ưu điểm và nhược điểm của tiêm filler

Ưu điểm:

Không phẫu thuật: Tiêm filler là phương pháp không cần phẫu thuật, giúp tránh được rủi ro cao của phẫu thuật thẩm mỹ.

Hiệu quả nhanh chóng: Các kết quả thường xuất hiện ngay sau khi tiêm và kéo dài từ một vài tháng đến vài năm tùy loại filler.

Ít đau đớn và thời gian hồi phục ngắn: So với phẫu thuật, tiêm filler ít đau và thời gian hồi phục nhanh chóng.

Nhược điểm:

Tác dụng phụ: Mặc dù hiếm, nhưng tiêm filler vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ như sưng, đau, mẩn đỏ hoặc kích ứng vùng tiêm.

Hiệu quả tạm thời: Nhiều loại filler chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và yêu cầu tiêm lại sau một thời gian.

Yêu cầu người thực hiện có trình độ: Để đạt hiệu quả tối ưu và tránh tác dụng phụ, người tiêm filler phải là bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ có trình độ chuyên môn cao.

Đang niềng răng có tiêm filler được không? 2
Bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ có trình độ chuyên môn cao

Đối tượng phù hợp và chỉ định tiêm filler

Tiêm filler thường được chỉ định cho những đối tượng muốn làm đẹp mà không muốn phẫu thuật, bao gồm:

  • Những người có nếp nhăn trên khuôn mặt, muốn tái tạo lại độ căng đầy cho da.
  • Những người mong muốn sở hữu đôi môi căng mọng hay định hình lại cằm, mũi.
  • Những ai mong muốn làm đẹp mà không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi phục hồi sau phẫu thuật.

Tiêm filler có an toàn hay không?

Tiêm filler là một trong những phương pháp làm đẹp được ưa chuộng, tuy nhiên liệu nó có an toàn và không gây hại sau này hay không? Thực tế, các loại filler, đặc biệt là axit hyaluronic, thường có khả năng hấp thụ tự nhiên vào cơ thể và thường không gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc tiêm filler vẫn là một phương pháp xâm lấn và không phải là hoàn toàn không rủi ro.

Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại filler được quảng cáo là có thể duy trì hiệu quả lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn. Tuy nhiên, các chuyên gia thẩm mỹ khuyên không nên sử dụng những loại này do nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và khó điều trị sau này. Đặc biệt, các cơ sở thẩm mỹ không chính thống hiện nay có thể sử dụng các loại filler giả, không rõ nguồn gốc và chất lượng, thậm chí do nhân viên không có đủ kinh nghiệm và chứng chỉ thẩm mỹ. Điều này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và không lường trước được cho người dùng.

Về mặt khách quan, những người có cơ địa nhạy cảm hoặc các bệnh lý cơ thể như bệnh viêm da dị ứng, rối loạn đông máu, bệnh tim mạch, đái tháo đường, cũng như phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, đều không nên sử dụng tiêm filler. Những trường hợp này có nguy cơ cao gặp phải các tác dụng phụ từ các chất làm đầy.

Về mặt chuyên môn, mặc dù axit hyaluronic (HA) thường không gây nhiều vấn đề cho đa số bệnh nhân (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt nhạy cảm), nhưng kỹ thuật tiêm filler đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng sau khi tiêm. Nếu kỹ thuật tiêm không đúng hoặc filler được sử dụng không phù hợp với vùng da, có thể dẫn đến các vấn đề như đỏ da, sưng tấy, đau nhức, bầm tím, cảm giác ngứa ngáy và phát ban.

Các tác dụng phụ hiếm gặp hơn có thể bao gồm nhiễm trùng vùng tiêm, thậm chí lan sang các khu vực khác trong cơ thể hoặc nhiễm trùng máu nghiêm trọng. Những vấn đề khác như rò rỉ filler, xuất hiện các khối u nhỏ, sự di chuyển của filler hay chấn thương cũng có thể xảy ra. Ngoài ra, tiêm filler không đúng cũng có thể gây ra hoại tử da hoặc mù mắt do ảnh hưởng đến lưu lượng máu truyền đến mắt.

Đang niềng răng có tiêm filler được không?

Khi bạn đang niềng răng, bạn hoàn toàn có thể tiêm filler. Tiêm filler là quy trình làm đầy các vùng da có nếp nhăn trên khuôn mặt và không ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Sau khi tiêm filler, bạn có thể sở hữu làn da mịn màng và trẻ trung, đồng thời không ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Do đó, khi hoàn thành quá trình niềng răng và tiêm filler, bạn sẽ có hàm răng đều đẹp cùng với làn da căng mịn.

Đang niềng răng có tiêm filler được không? 3
Khi bạn đang niềng răng, bạn hoàn toàn có thể tiêm filler

Theo khẳng định của các bác sĩ, kỹ thuật tiêm filler không ảnh hưởng đến cấu trúc răng hoặc quá trình dịch chuyển của răng. Tương tự, quá trình dịch chuyển răng khi niềng cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả của filler đã được tiêm vào. Vì vậy, bạn không cần lo lắng khi có nhu cầu tiêm filler trong thời gian niềng răng.

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thể giải đáp thắc mắc đang niềng răng có tiêm filler được không? Tiêm filler dành cho những ai mong muốn cải thiện làn da mặt mà không cần dừng quá trình niềng răng. Với những thông tin này, bạn có thể yên tâm hơn khi quyết định tiêm filler trong quá trình niềng răng để đạt được kết quả thẩm mỹ toàn diện cho nụ cười và gương mặt của mình.

Xem thêm: Niềng răng kỹ thuật Meaw là gì? Có ưu nhược điểm gì?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.