Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau bụng dưới và đau lưng là một biểu hiện rất thường gặp khi mang thai. Tuy nhiên, nhiều người khi xuất hiện những triệu chứng này liền thắc mắc liệu mình có phải đã có em bé hay không? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm câu trả lời cho câu hỏi “Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?” ở bài viết dưới đây.
Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ xuất hiện những thay đổi về cơ thể và tâm sinh lý là điều phổ biến, thường gặp là tình trạng đau bụng dưới và đau lưng. Vì vậy, vấn đề “Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?” được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
Đau bụng dưới và đau lưng là một trong những dấu hiệu của mẹ bầu khi mang thai. Quá trình thụ tinh bắt đầu khi tinh trùng gặp trứng tạo thành hợp tử. Sau khi thụ tinh thành công, khoảng 3 – 4 ngày, trứng sẽ di chuyển đến tử cung để làm tổ. Trong thời gian đầu mang thai, rất nhiều người xuất hiện những triệu chứng khác nhau, một trong số đó thường gặp là đau bụng dưới và đau lưng.
Tuy nhiên, đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai hay không thì câu trả lời là những triệu chứng này hoàn toàn chưa đủ để xác định. Bởi những dấu hiệu trên là không điển hình, ngoài ra, đây còn có thể là một dấu hiệu của một số bệnh cơ xương khớp, bệnh tiết niệu hay bệnh phụ khoa khác.
Tuy nhiên, trong trường hợp trước đó bạn có quan hệ tình dục không an toàn thì hãy chú ý vì rất có thể bạn đã “hai vạch”. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn có thể dùng để nhận biết sớm thai kỳ:
Trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ mang thai, cách nhanh nhất và đơn giản nhất là bạn nên mua que thử thai về kiểm tra. Tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám để có những chẩn đoán chính xác nhất và có những hướng xử lý phù hợp nếu xuất hiện bệnh lý.
Trong trường hợp đau bụng dưới và đau lưng không phải mang thai, vậy những bệnh lý nào có thể dẫn đến tình trạng này? Chúng có nguy hiểm không? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu ngay.
Trong thời gian trước chu kỳ kinh nguyệt vài ngày, rất nhiều người xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới và đau lưng. Lúc này, tử cung bắt đầu tăng co bóp để chuẩn bị đẩy máu ra khỏi cơ thể. Và việc tử cung co bóp mạnh có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau bụng dưới và đau lưng. Mức độ đau nhiều hay ít, kéo dài hay ngắn hạn tùy thuộc vào từng trường hợp, từng cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ sớm giảm bớt và biến mất.
Đây là một trong những triệu chứng phổ biến và là sinh lý bình thường mà bất cứ người phụ nữ nào cũng có thể gặp phải. Nhưng nếu sau đó vài ngày, bạn vẫn cảm thấy đau bụng dưới và đau lưng mà không kèm theo “kỳ dâu” tới, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng tinh trùng và trứng vẫn kết hợp với nhau tạo thành hợp tử, tuy nhiên phôi thai lúc này thay vì làm tổ bên trong tử cung thì nó có thể bám vào các vị trí khác như vòi trứng, ống dẫn trứng… Điều này là rất nguy hiểm, bởi tình trạng mang thai ngoài tử cung có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả thai nhi và mẹ bầu nếu không được phát hiện sớm.
Trong số những trường hợp mang thai ngoài tử cung, tỷ lệ thai nằm ở vòi tử cung chiếm một số lượng lớn. Ban đầu, các dấu hiệu của mẹ bầu vẫn xuất hiện như bình thường nên rất khó để nhận biết. Tuy nhiên, sau đó sẽ xuất hiện những biểu hiện lạ. Có thể là tình trạng chảy máu âm đạo thường xuyên hơn, màu sắc đậm và số lượng nhiều.
Dấu hiệu đau bụng dưới và đau lưng có thể xuất hiện với tần suất nhiều hơn khi bào thai phát triển với kích thước lớn hơn. Đây là một trong những tình trạng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng mẹ bầu nếu thai ngoài tử cung bị vỡ làm máu tràn vào ổ bụng. Do đó, nếu mang thai và có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế để có những chẩn đoán chính xác nhất và hướng xử lý phù hợp.
Tuyến tụy nằm phía sau dạ dày, vắt qua cột sống thắt lưng. Người mắc bệnh viêm tụy thường xuất hiện triệu chứng đau vùng bụng. Cơn đau có thể ở góc phần tư phía trên bên phải hoặc ở bên trái, sau đó lan ra sau lưng. Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài, hoặc từng cơn đau dữ dội ngắn, lan toả.
Bệnh thường kèm với một số triệu chứng như buồn nôn và nôn, khó thở, chướng bụng hoặc vàng da… Bệnh có mối liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và nguy cơ di truyền. Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ mắc viêm tuỵ, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để có những chẩn đoán chính xác nhất.
Trong các bệnh về thận, sỏi thận là một căn bệnh khá phổ biến có thể dẫn đến đau bụng dưới và đau lưng. Bệnh xuất hiện do sự tích tụ canxi ứ đọng trong các vị trí của thận và ống niệu, gây nên tình trạng sỏi. Nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến suy thận hoặc viêm thận, thận hư…
Một số triệu chứng bất thường có thể gặp khi bị sỏi thận như: Tiểu khó, tiểu buốt, lượng nước tiểu ít… Một số bệnh nhân còn có thể xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đi khám sớm để có những hướng xử lý phù hợp.
Một số bệnh phụ khoa có thể khiến bạn cảm thấy đau bụng dưới và đau lưng, điển hình như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, viêm cổ tử cung…
Các bệnh phụ khoa nên được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không sẽ rất ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản của người phụ nữ. Thậm chí, một số trường hợp còn có thể gây vô sinh vĩnh viễn. Chính vì vậy, hãy yêu thương cơ thể mình nhiều hơn, thăm khám thường xuyên để nhận ra những tín hiệu mà cơ thể đang cố “báo động” cho bạn biết.
Trên đây là câu trả lời của Nhà Thuốc Long Châu về câu hỏi “Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?”. Rất hy vọng đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Tuy nhiên, bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu nhận thấy bất cứ bất thường nào ở cơ thể, hãy đi đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất. Hãy theo dõi Nhà Thuốc Long Châu để có thêm nhiều bài đọc y khoa bổ ích. Chúc bạn đọc sức khoẻ!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.