Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau bụng là một triệu chứng thông thường mà trẻ em thường gặp phải. Khi trẻ kêu đau bụng, bạn cần hỏi để xác định chính xác vị trí bị tổn thương.
Đau bụng là một triệu chứng thông thường mà trẻ em thường gặp phải. Nó có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau bụng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động sống hàng ngày của trẻ. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ. Thông thường các bé không thể nhận biết chính xác vị trí đau của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh đau bụng ở trẻ em.
Đau là cách cơ thể báo cho chúng ta biết rằng có điều gì đó đang xảy ra. Đau bụng cảnh báo chúng ta về một điều gì đó không bình thường đang xảy ra bên trong cơ thể. Khi trẻ kêu đau bụng, bạn cần hỏi để xác định chính xác vị trí bị tổn thương.
Bụng là toàn bộ khu vực giữa ngực và xương chậu (xương hông). Do đó khi đau ở các vị trí khác nhau trong cơ thể sẽ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có một số nguyên nhân gây đau bụng dễ nhận thấy như đau dạ dày, đôi khi lại khó để xác định cơ quan bị tổn thương.
Bệnh liên quan đến dạ dày là phổ biến nhất khi gặp các triệu chứng đau bụng. Một số bệnh liên quan đến dạ dày thường gặp ở trẻ như táo bón, tiêu chảy,...
Một số trẻ em bị đau bụng vì ăn quá nhiều loại thức ăn gì đó quá cay hoặc nhiều dầu mỡ. Đôi khi bé lỡ ăn các món đã hỏng vì nằm trong tủ lạnh quá lâu. Mẹ cần chú ý thực đơn của trẻ và hỏi thật kỹ những thứ trẻ đã ăn trong ngày.
Không dung nạp được thức ăn khiến việc tiêu hoá trở nên khó khăn. Một số trẻ không tiêu hóa được một số loại thức ăn cũng gặp tình trạng đau bụng. Ví dụ như người bị mất khả năng dung nạp lactose (một loại đường được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm sữa khác).
Nguyên nhân cũng có thể do bé bị dị ứng thực phẩm khác nhau, một số trường hợp có thể rất nghiêm trọng. Dị ứng thực phẩm có thể gây ra phản ứng của hệ thống miễn dịch có thể gây hại cho cơ thể. Do đó người bị dị ứng thực phẩm phải luôn tránh thức ăn đó.
Nếu đau bắt đầu từ rốn và sau đó di chuyển đến phía dưới bên phải của bụng, khả năng cao là bé bị viêm ruột thừa. Triệu chứng đi kèm thông thường khác như sốt hoặc nôn mửa cùng với đau ngày càng trầm trọng và mất khẩu vị cũng có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa.
Đau họng, viêm phổi, nhiễm trùng tai hoặc ho, đôi khi cũng có thể gây đau bụng. Những triệu chứng này thông thường khá khó để phát hiện mà bạn phải đưa bé đến trung tâm y tế để được bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác.
Rất nhiều trẻ em cũng bị đau bụng do quá căng thẳng. Đó có thể là khi phải chuẩn bị cho một cuộc thi quan trọng nào đó hoặc bé gặp một vấn đề nhưng quá căng thẳng gây đau và co thắt vùng bụng dẫn đến đau.
Vì đau bụng có thể đến từ nhiều nguyên nhân, do vậy chỉ có thể chú ý ngăn ngừa các triệu chứng thông thường về bệnh liên quan đến dạ dày:
Bạn đọc đã được biết thêm về một số nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh đau bụng ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên gặp phải đau bụng hoặc triệu chứng trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe và tránh các vấn đề tiềm ẩn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...