Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Đau dạ dày ăn dứa được không? Những lợi ích cần biết khi ăn dứa

Ngày 04/05/2023
Kích thước chữ

Dứa là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Ngoài ra, dứa còn là một nguồn cung cấp vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa các loại bệnh tật.

Tuy nhiên, trong trường hợp mắc các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày có nên ăn dứa hay không vẫn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ưu và nhược điểm của dứa để tìm câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi này.

Tình trạng đau dạ dày là gì? 

Đau dạ dày là tình trạng tổn thương của bao tử, thường xuất hiện tại vùng thượng vị ở chính giữa bụng, có thể lệch sang phải hoặc trái và đau có thể lan ra sau lưng. Bệnh gây ra các cơn đau âm ỉ, khó chịu, nóng rát tại vùng thượng vị làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng này thông thường chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cơn đau kéo dài và dữ dội, làm hạn chế vận động, đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Các triệu chứng thường gặp khi đau dạ dày

Đau dạ dày thường gặp khi đói hoặc về ban đêm, cũng có những trường hợp đau dạ dày sau ăn làm cho người bệnh cảm thấy khó tiêu, tức bụng. Bệnh đau dạ dày thường kèm theo các triệu chứng điển hình như: 

  • Đầy hơi;
  • Ợ nóng;
  • Ợ chua hoặc cảm giác trào ngược axit;
  • Ợ hơi có kèm theo chất lỏng có vị đắng;
  • Hơi thở có mùi hôi. 

Đau dạ dày và những nguyên nhân tiềm ẩn cần biết

Thói quen ăn uống không lành mạnh

Thói quen ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng viêm loét dạ dày và thường mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày, một số thói quen thường thấy gồm:

  • Ăn không đúng giờ, bỏ bữa, ăn quá khuya.
  • Ăn nhiều đồ chua, cay nóng.
  • Để bụng quá đói hoặc vận động sau khi ăn no. 
  • Vừa ăn vừa làm việc khác như xem tivi, chơi game, đọc sách,...
  • Sử dụng những loại thực phẩm đã hết hạn, ôi thiu.
  • Sử dụng rượu bia quá mức  

Yếu tố tâm lý 

Căng thẳng và lo lắng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày. Những người bị áp lực, căng thẳng thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày cao hơn so với người bình thường. Tâm lý căng thẳng kéo dài sẽ kích thích giải phóng các hormon và chất dẫn truyền thần kinh liên tục. Điều này gây tăng nhu động ruột và chức năng co bóp của dạ dày, tăng tiết axit dịch vị, lâu ngày dẫn đến niêm mạc bị bào mòn, xuất hiện viêm loét làm cho người bệnh đầy hơi, đau bụng, ợ chua,... 

Đau dạ dày có ăn dứa được không 2.png
Ăn uống thất thường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau dạ dày

Tác dụng phụ của thuốc 

Một số thuốc thường dùng có thể đi kèm với các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa. Người bệnh nên cẩn trọng khi sử dụng những loại thuốc sau: 

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hóa gây ra hiện tượng đau bụng kèm tiêu chảy, đầy hơi,...
  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac,... nếu sử dụng không kiểm soát có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây ra chứng ợ nóng, đau bụng. 
  • Thuốc giảm đau Opoid: Các thuốc giảm đau mạnh như Hydrocodone, Oxycodone,... có thể dẫn đến co thắt bụng, táo bón, đầy hơi,... 
  • Thực phẩm chức năng bổ sung sắt: Bổ sung sắt giúp cơ thể tạo máu góp phần cung cấp oxy đến đến các tế bào trong cơ thể tuy nhiên có thể gây kích ứng dạ dày, đau bụng trọng quá trình sử dụng.
  • Thuốc mỡ máu, thuốc điều trị ung thư: Là những thuốc được chứng minh là có các tác dụng phụ đi kèm trên đường tiêu hóa. Vì vậy, cần sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Khi gặp các triệu chứng trên đường tiêu hóa cần ngưng thuốc và báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được xử lý kịp thời. 

Dị ứng với thực phẩm

Một số thực phẩm có thể gây dị ứng và không hấp thu dẫn đến đầy hơi, chướng bụng như: 

  • Sữa và các chế phẩm làm từ sữa (phô mai, sữa chua,...);
  • Đậu phộng, đậu nành;
  • Lúa mì;
  • Ốc, nghêu, sò,...
  • Cá;
  • Trứng. 

Một số nguyên nhân khác gây nhầm lẫn với đau dạ dày

  • Viêm tụy cấp, u tụy;
  • Ngộ độc thức ăn;
  • Tắc ruột;
  • Sỏi mật, u đường mật.

Thành phần và lợi ích của quả dứa

Dứa là một trong những loại trái cây nhiệt đới chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và tăng cường đề kháng chống lại bệnh tật.

Thành phần của dứa 

Dứa không chỉ là một loại trái cây ăn giải nhiệt mùa hè mà còn rất bổ dưỡng nhờ chứa nhiều vitamin và khoáng chất dồi dào như: Vitamin A, vitamin C, vitamin B6, kẽm, folat, sắt,... Trong đó, hàm lượng vitamin C chiếm ưu thế nên giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, kích thích vị giác, ngăn ngừa lão hóa, bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ loãng xương,...

Ngoài ra trong dứa còn chứa chất bromelain - một loại enzym có tác dụng phân giải protein trong cơ thể, nhờ đó có thể giảm mỡ bụng và đốt cháy calo hiệu quả, rất thích hợp cho những người muốn giảm cân hoặc đang ăn kiêng. 

Những lợi ích cần biết khi ăn dứa

Ngoài tác dụng giảm cân thì không thể bỏ qua những lợi ích mà dứa mang lại như: 

  • Giảm nguy cơ ung thư: Theo các nhiên cứu, enzym bromelain có khả năng ngăn sự phát triển của các tế bào ung thư và giúp kích thích hệ thống miễn dịch. 
  • Kháng viêm và giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp: Vitamin và khoáng chất là những thành phần rất dồi dào trong dứa, nhờ đó tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn đáp ứng viêm. Enzym bromelain cũng có đặc tính chống viêm được sử dụng để giảm các triệu chứng của viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. 
  • Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Đối với người bị suy tuyến tụy không thể sản xuất đủ enzym tiêu hóa. Ăn dứa sau bữa ăn cũng góp phần kích thích hệ tiêu hóa nhằm ngăn ngừa các chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. 
Đau dạ dày có ăn dứa được không 3.png
Dứa có thể giúp giảm nguy cơ ung thư

Có nên ăn dứa khi đau dạ dày hay không? 

Liệu ăn dứa có an toàn cho người đau dạ dày? 

Dứa là một loại trái cây lành tính chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, giống như các loại trái cây khác, nếu ăn quá nhiều dứa sẽ gây ra những triệu chứng xấu như cảm thấy khó chịu vùng bụng, cảm giác nôn nao, ợ nóng,... Nguyên nhân của tình trạng này là do các axit hữu cơ và enzym có tác dụng phân giải protein khiến niêm mạc dạ dày mỏng đi và dễ xảy ra loét. 

Với hàm lượng axit cao và một số enzym tiêu hóa phân giải protein, các bác sĩ khuyến cáo người đau dạ dày không nền dùng dứa để đảm bảo việc điều trị đau dạ dày được hiệu quả và tránh làm tình trạng đau dạ dày nặng thêm. 

Những người mắc bệnh lý đau dạ dày thường có sự phân bố không đều của lớp chất nhầy bên trong dạ dày. Do vậy, lớp chất nhầy này có chỗ mỏng, chỗ dày nên không thể bảo vệ toàn diện niêm mạc dạ dày khỏi axit và dịch vị. Từ đó tạo cơ hội cho axit hữu cơ và enzym phân giải protein từ dứa tấn công vào thành dạ dày khiến các vết thương bị ăn mòn rộng hơn. Để biết cụ thể các thành phần trong dứa ảnh hưởng như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.

Đau dạ dày có ăn dứa được không 4.png
Ăn dứa có thể làm tình trạng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn

Tại sao ăn dứa khi bị đau dạ dày lại không tốt? 

Những thành phần trong dứa có thể gây hại cho người đau dạ dày như: 

  • Bromelain - một loại enzym tiêu hóa có đặc tính phân giải protein. Ở những người đau dạ dày thường có lớp niêm mạc mỏng kèm theo những vết viêm loét. Do đó, việc ăn dứa sẽ càng khiến cho lớp niêm mạc ngày càng mỏng đi, nhất là khi bụng trống sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng viêm loét và gây ra những cơn đau, khó chịu cho người bệnh. 
  • Axit hữu cơ (acid malic, acid citric,...) là những thành phần có hàm lượng chiếm tỉ lệ cao trong dứa, do đó dứa có tính axit. Lượng axit cao góp phần làm mòn đi lớp niêm mạc dạ dày, gây tình trạng ợ chua, trào ngược thực quản và cảm giác cồn cào. 

Với những thành phần kể trên, người đau dạ dày hạn chế tối đa hoặc không nên ăn dứa để phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn. Đây cũng là câu trả lời cho những thắc mắc "đau dạ dày ăn dứa được không?" của bạn, việc tuân thủ đúng phương pháp điều trị cũng như kiêng ăn thực phẩm không có lợi sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình lành bệnh đau dạ dày đấy.

Trung Chánh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin