Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì bạn đã biết chưa?

Ngày 15/09/2022
Kích thước chữ

Dạ dày có chức năng chính đó là tiêu hóa thức ăn. Tuy vậy, để vận chuyển cũng như giúp cho thức ăn được tiêu hóa dễ dàng thì cần phải có chất nhầy dịch vị.  Vậy cụ thể chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì?

Thức ăn khi đưa vào trong cơ thể sẽ được tuyến vị tiết ra một loại hỗn hợp. Hỗn hợp này có tên gọi là dịch vị dạ dày. Dịch vị dạ dày nằm giữ một vai trò nhất định ở trong cơ thể. Để làm rõ vấn đề “Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì?”, bạn hãy theo dõi nội dung dưới bài viết sau.

Những điều cần biết về dịch vị dạ dày?

Mỗi ngày dạ dày có thể tiết ra trung bình từ 1 đến 2,5 lít dịch vị. Thành phần chính có ở trong dịch vị đó là acid chlorhydric (HCl) và enzyme pepsin. Trong đó, acid chlorhydric (HCl) tồn tại trong dịch vị ở hai dạng là tự do và kết hợp. Loại acid này có tác dụng chống lại những vi sinh vật gây ra nhiễm trùng để giúp cho dạ dày được tiêu hóa thức ăn một cách thuận lợi. Enzyme pepsin lại đóng vai trò tiêu hóa protein và biến chúng thành các chuỗi peptide dài liên tục, không phân nhánh và dễ bị tiêu hủy hơn.

Thành phần chính có trong dịch vị là axit chlorhydric và enzyme pepsinMỗi ngày dạ dày có thể tiết ra trung bình từ 1 đến 2,5 lít dịch vị

Đặc điểm chung của dịch vị

Dịch vị thường có một số đặc điểm chung như sau:

Về màu sắc

Dịch vị thường không có màu và trong suốt. Nếu như dịch vị xuất hiện thêm những màu khác thì có khả năng cơ thể của bạn đang gặp phải những vấn đề về dạ dày. Để được chẩn đoán chính xác hơn thì bạn cần phải thực hiện xét nghiệm sinh hóa. Dịch vị có màu đỏ có thể là do dạ dày bị xuất huyết, giãn tĩnh mạch, ung thư dạ dày… Nếu dịch vị có màu đen thì có thể mật của bạn gặp phải các vấn đề bất thường.

Mùi 

Thông thường, màu sắc dịch vị thường không có mùi. Nếu như dịch vị xuất hiện mùi lạ thì có khả năng bạn mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa. Nếu như dịch vị có mùi chua hoặc bị hôi thì có khả năng bạn đã bị hẹp môn vị. Bạn cảm thấy có mùi nồng là do dạ dày bị rò hoặc tắc ruột. Nếu như dịch vị không có mùi thì là do vô toan dạ dày.

Thể tích

Thông thường, cơ thể bình thường sẽ bài tiết khoảng 50ml dịch vị/giờ mỗi khi nhịn đói. Nếu như thể tích của dịch vị tiết ra hơn 250ml/giờ thì có khả năng cơ thể sẽ bị hẹp môn vị hoặc cũng có khả năng bạn đã mắc chứng tăng tiết vị của dạ dày.

Độ nhầy

Lượng chất nhầy có ở trong dịch vị thường có độ nhớt nhất định. Nếu như độ nhầy tăng cao thì có thể là do nuốt nước bọt xuống, đờm xuống từ vùng hầu mũi do bị ứ đọng lại hoặc bị viêm dạ dày.

Chất nhầy trong dịch vị có độ nhớt nhất định Chất nhầy trong dịch vị có độ nhớt nhất định

Các loại dịch vị

Thông thường, dịch vị sẽ nằm ở vùng đáy và thân của dạ dày. Tùy thuộc vào thành phần dịch tiết mà những tuyến này được phân chia ra làm 2 nhóm:

  • Tuyến vùng môn vị và tâm vị: Có tác dụng bài tiết chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Tuyến vùng thận: Là tuyến tiêu hóa chính của dạ dày, gồm 4 loại tế bào chính là tế bào chính, tế bào viền, tế bào cổ tuyến, tế bào nội tiết.

Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì?

Muốn cho thức ăn được tiêu hóa một cách dễ dàng thì dạ dày sẽ tiết ra dịch vị và trong dịch vị có men tiêu hóa. Quá trình mà các loại acid này sản sinh diễn ra từ khi trẻ mới sinh và khi đã lên 2 tuổi thì đạt tỷ lệ bằng với người trưởng thành. Ngoài quá trình tiêu hóa, phân hủy thức ăn, acid có trong dạ dày sẽ có thể gây tổn thương và làm bào mòn lớp niêm mạc nếu như tiếp xúc trực tiếp. 

Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì? Chất nhầy giúp bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày để chúng không bị men tiêu hóa và các loại acid bào mòn và gây tổn thương. Bản chất của chất nhầy dịch vị đó là glycoprotein và mucopolysaccharide có tính kiềm. Với đặc tính này nên chất nhầy đóng vai trò giống như một lớp màng nhằm bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày tránh khỏi tác động của men tiêu hóa và các loại acid. 

Khi ở điều kiện bình thường, pepsin, HCL, chất nhầy được bài tiết ra một cách cân bằng thì lớp niêm mạc ở dạ dày sẽ không bị ảnh hưởng và chịu sự tổn thương nào. Nếu như chất nhầy bài tiết ít thì sẽ khiến cho lớp niêm mạc bị bào mòn và khiến cho thức ăn trở nên khó tiêu hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh xuất huyết dạ dày, tá tràng, viêm loét dạ dày.

Bên cạnh chức năng bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày thì chất nhầy dịch vị còn có tác dụng bao bọc thức ăn để giúp chúng di chuyển một cách dễ dàng hơn ở trong hệ tiêu hóa. 

Chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì: bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày Thức ăn khi đi vào hệ tiêu hóa sẽ được dịch vị dạ dày bao bọc để di chuyển dễ dàng hơn

Việc hiểu rõ những tác dụng của chất nhầy trong dịch vị sẽ giúp cho bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa các bệnh lý về dạ dày và chăm sóc sức khỏe bản thân. 

Những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn lý giải vấn đề “chất nhầy trong dịch vị có tác dụng gì?”. Hy vọng bạn sẽ nắm chắc được vai trò của chất nhầy có trong dịch vị để chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Tá tràng