Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau đầu gối uống glucosamine

Ngày 27/02/2022
Kích thước chữ

Đau đầu gối là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở nước ta. Bệnh nếu không được điều trị sớm dễ có nguy cơ dẫn đến bại liệt. Để kiểm soát tốt chứng đau đầu gối, bệnh nhân cần xây dựng chiến lược điều trị lâu dài. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc glucosamine hỗ trợ điều trị các vấn đề xương khớp đang được áp dụng rộng rãi. Hãy cùng nhau tìm hiểu thêm vấn đề này nhé.

Những bệnh nhân bị đau đầu gối do nhiều nguyên nhân cần bổ sung các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống để giúp giảm đau và glucosamine được biết đến như một chất có lợi ích cho các vấn đề xương khớp. Trong gần 2 thập kỷ qua, glucosamine đã được kê đơn và sử dụng rộng rãi cho các bệnh nhân có vấn đề về viêm xương khớp để làm giảm triệu chứng của bệnh.

Tại Việt Nam chúng ta, glucosamine được xem là thuốc điều trị chứ không còn là thực phẩm chức năng. Glucosamine được chỉ định nhằm mục đích: Giảm triệu chứng đau đầu gối của sự thoái hóa khớp gối nhẹ đến trung bình. Việc sử dụng glucosamine trong điều trị viêm khớp ở các vị trí khác, ngoài khớp gối không được khuyến cáo. Vì thế, sử dụng glucosamine nhất thiết cần có sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Đau đầu gối uống glucosamine1 Đau đầu gối do nhiều nguyên nhân khác nhau đều cần bổ sung chất dinh dưỡng

Glucosamine là gì?

Glucosamine là một hợp chất tự nhiên trong cơ thể, là thành phần của sụn bình thường. Sụn có tác dụng đệm xương tại các khớp, nhưng khi chịu tác động của lão hóa, khi chúng ta già đi, hợp chất này bắt đầu giảm xuống, dẫn đến sự phá vỡ của khớp gối.

Đối với cơ thể, glucosamine là các khối xây dựng cho sụn có vai trò kích thích tạo ra nhiều sụn hơn. Đây là chất có lợi cho bệnh đau xương khớp, làm chậm sự tổn thương sụn và giúp giảm đau đầu gối. Có nhiều dạng glucosamine, bao gồm: Glucosamine hydrochloride, glucosamine sulfate và N - acetyl glucosamine. Những loại thực phẩm bổ sung này không được coi là biện pháp có thể thay thế cho nhau.

Có rất nhiều nhãn hiệu thực phẩm bổ sung khác nhau có thành phần glucosamine thường được bán với nhau như là một chất bổ sung cho các vấn đề viêm khớp. Các chất bổ sung này có sẵn trong các hiệu thuốc. Vì vậy, khi muốn mua chúng ta không nhất thiết cần phải kê toa.

Ngoài ra, glucosamine cũng được sử dụng điều trị đau đầu gối do viêm khớp dạng thấp cũng như các tình trạng khác, chẳng hạn như: Bệnh viêm ruột, dị ứng, hen suyễn, suy tĩnh mạch mạn tính, các vấn đề về khớp thái dương hàm (TMJ), chấn thương thể thao, đau thắt lưng lâu dài. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại thường không cao như kỳ vọng.

Đau đầu gối uống glucosamine

Thông thường việc sử dụng glucosamine sulfate bằng đường uống dùng để điều trị tình trạng đau đớn do viêm, vỡ và mất sụn. Bệnh nhân có thể sử dụng 500 miligam glucosamine sulfate, sử dụng 3 lần/ngày để điều trị đau đầu gối do viêm khớp. Tuy nhiên, tùy vào các trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng liều lượng khác nhau. Để đạt hiệu quả cao nhất và ngăn ngừa chứng đau dạ dày, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên sử dụng chất bổ sung này sau bữa ăn. Glucosamine có tác dụng hỗ trợ giảm đau đối với các bệnh nhân bị đau đầu gối do viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.

Đối với các bệnh nhân đau đầu gối, sử dụng glucosamine bằng đường uống có thể giúp phục hồi và hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Đối với bệnh nhân đau đầu gối do viêm khớp dạng thấp, sử dụng glucosamine hydrochloride bằng đường uống có thể làm giảm đau liên quan đến viêm khớp.

Khi sử dụng glucosamine, bạn hãy đọc kỹ nhãn của sản phẩm cẩn thận để đảm bảo rằng bạn chọn đúng loại.

Ngoài ra, để đảm bảo rằng bạn có được một liều bổ sung hợp lý, hãy lựa chọn một nhà sản xuất có uy tín, chọn sản phẩm được phân phối bởi các công ty lớn.

Đau đầu gối uống glucosamine2

Glucosamine là một hợp chất hóa học tự nhiên có trong cơ thể và là thành phần của sụn bình thường

Glucosamine an toàn hiệu quả tuy nhiên không có nghĩa vô hại

Các nghiên cứu cho thấy glucosamine được dung nạp khá tốt và khá an toàn, nhưng nó có thể gây ra các phản ứng bất lợi. Khi sử dụng vào đường uống, các tác dụng bất lợi thường gặp của glucosamine bao gồm buồn nôn, ợ nóng, táo bón, tiêu chảy và nhạy cảm ở thượng vị. Các triệu chứng có thể giảm nếu glucosamine được sử dụng sau khi ăn. Các tác dụng bất lợi khác của glucosamine bao gồm: Mất ngủ, đau đầu, đỏ da và ngứa da.

Khi sử dụng glucosamine bệnh nhân cần chú ý đến các thông tin về dạng bào chế, về hàm lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Việc dùng glucosamine đúng liều và đủ thời gian cũng rất quan trọng để có thể đem lại những biến chuyển tốt trong việc điều trị bệnh. Cần nhắc lại rằng, tại nước ta hiện nay, glucosamine được sử dụng là thuốc điều trị. Do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Đau đầu gối uống glucosamine3

Một loại viên uống glucosamine được bán tại nhà thuốc Long Châu

Những ai không nên bổ sung glucosamine

Glucosamine thật sự tuyệt vời với những bệnh nhân có các vấn đề về đau đầu gối. Tuy nhiên, thuốc vẫn có hạn chế với những bệnh nhân sau đây:

  • Những người mắc bệnh tiểu đường nên cân nhắc, thận trọng khi dùng thuốc glucosamine vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu.
  • Những bệnh nhân đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu) nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng glucosamine. Bên cạnh đó, glucosamine cũng có thể làm loãng máu, vì vậy bệnh nhân sử dụng thuốc có thể phải xét nghiệm máu thường xuyên hơn.
  • Những người bị dị ứng với hải sản, động vật có vỏ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng glucosamine, bởi glucosamine được chiết xuất từ một số chất trong động vật có vỏ.
  • Glucosamine không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em, phụ nữ đang trong quá trình mang thai, phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ chuẩn bị mang thai.
  • Glucosamine là chất bổ sung an toàn, tuy nhiên, nó vẫn có thể xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn như: Buồn nôn, chứng ợ nóng, tiêu chảy hoặc táo bón, tăng cường đường ruột.
  • Khi người bệnh sử dụng chất này bổ sung ở liều cao sẽ xảy ra một số rủi ro xảy ra như: Đau dạ dày, đau đầu, chứng ợ nóng, buồn ngủ.
  • Glucosamine có thể xảy ra tương tác với các loại thuốc khác như: Thuốc trợ tim, thuốc làm loãng máu, thuốc trị tiểu đường. Những bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc trên nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.
  • Khi dùng glucosamine sulfate và acetaminophen cùng một lúc, có thể làm giảm hiệu quả của cả hai loại thuốc.
  • Dùng glucosamine kết hợp với chất bổ sung như chondroitin có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu warfarin. Điều này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu của bệnh nhân.
  • Tuy nhiên, việc sử dụng glucosamine trong ba tháng mà không có cải thiện rõ rệt thì nên ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm