Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không? Vì sao?

Ngày 24/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không là câu hỏi rất phổ biến và được nhiều người quan tâm. Thực chất, có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức đầu gối. Để tìm hiểu rõ hơn, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết hôm nay.

Đau đầu gối là triệu chứng thường gặp ở người bị chấn thương, té ngã hoặc người có bệnh lý, người cao tuổi. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đọc giải đáp câu hỏi đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không.

Giải đáp: Đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không?

Lớp sụn ở khớp gối có chức năng chính là bảo vệ các đầu khớp cũng như tạo độ trơn cho khớp, tăng khả năng vận động linh hoạt. Khi lớp sụn này gặp vấn đề hoặc bị tổn thương sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động của khớp gối nói riêng và cơ thể nói chung, dẫn đến tính trạng đau nhức đầu gối do các đầu xương ma sát vào nhau trong khi hoạt động.

Điều này khiến nhiều người không khỏi thắc mắc đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không. Tình trạng tổn thương ở sụn khớp gối nếu không được phát hiện nguyên nhân, cách chữa kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ biến chứng cao, đặc biệt là biến chứng thoái hóa khớp gối.

Đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không? Vì sao? 1
Đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không? Có nguy cơ thoái hóa khớp gối nếu đau nhiều

Đây cũng là thông tin giúp bạn lý giải câu hỏi đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không. Thực tế, không phải tất cả các trường hợp bị đau đầu gối đều là do bệnh lý thoái hóa khớp gối gây nên. Đau đầu gối có thể do đầu gối bị chấn thương trong quá trình vận động, va đập, té ngã hoặc do các bệnh khác như bệnh gút, viêm khớp dạng thấp,…

Vậy đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không? Tuy nhiên nếu bạn bị đau đầu gối thường xuyên, kéo dài và loại trừ nguyên nhân chấn thương, té ngã,… thì khả năng cao đây là một trong những dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh lý thoái hóa khớp gối. Người bệnh cần thăm khám, thực hiện chữa trị từ sớm để tránh biến chứng lâu dài gây giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn phế.

Triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Ngoài tìm hiểu đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không, bạn cũng có thể xác định phần nào nguy cơ thoái hóa khớp gối thông qua các triệu chứng phổ biến của bệnh. Bệnh thoái hóa khớp gối chia thành 4 giai đoạn chính và mỗi giai đoạn đều gây đau đầu gối, tuy nhiên mức độ và tần suất của cơn đau có sự khác nhau giữa những giai đoạn.

Giai đoạn đầu khi bị thoái hóa khớp gối bệnh nhân có thể cảm thấy đau đầu gối ngắt quãng, cơn đau đột ngột xuất hiện và biến mất nhanh chóng. Tiến đến giai đoạn cuối, cơn đau nhức này kéo dài và dữ dội hơn, thậm chí có thể khiến bệnh nhân khó khăn khi di chuyển hoặc mất ngủ nếu cảm giác đau tái phát vào ban đêm.

Đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không? Vì sao? 2
Cơn đau đầu gối về đêm do thoái hóa khớp gối có thể gây mất ngủ

Bên cạnh triệu chứng phổ biến là đau đầu gối thì người bị thoái hóa khớp gối cũng có thể bị biến dạng, sưng tấy, nóng đỏ khớp gối nếu bệnh diễn biến nặng và sụn khớp tổn thương nghiêm trọng hơn. Khi này, bạn có thể nghe thấy những tiếng lục cục khớp gối khi đi lại, vận động hoặc ngồi lâu rồi đột ngột đứng dậy.

Theo các bác sĩ chia sẻ, hầu hết bệnh nhân thoái hóa khớp gối đều rất “sợ” vận động, đặc biệt là các động tác leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống hoặc đi nhanh, chạy, mang vác đồ nặng,… Điều này đến từ việc mỗi khi vận động, các đầu xương ở khớp không có lớp sụn bảo vệ nên bị ma sát vào nhau, khiến người bệnh cảm thấy các cơn đau nhức rất khó chịu. Tình trạng đau đầu gối ở người bị thoái hóa khớp gối kéo dài dẫn đến teo chi dưới, mất ngủ, suy nhược cơ thể,…

Nguyên nhân gây đau đầu gối ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Bệnh lý thoái hóa khớp gối chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có 2 tác nhân chính gây bệnh là yếu tố bên trong cơ thể và các yếu tố khác từ bên ngoài môi trường.

Yếu tố gây thoái hóa khớp gối xuất phát từ bên trong

Một số tác nhân làm gia tăng nguy cơ bị đau đầu gối do bệnh thoái hóa khớp gối là:

  • Người thân trong gia đình, bố mẹ, anh chị,… có tiền sử bị thoái hóa khớp gối hoặc người nhà có trường hợp bị bệnh do hàm lượng collagen không đủ dẫn đến sụn khớp khô, dễ thoái hóa.
  • Người cao tuổi có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn rất nhiều so với người trẻ do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, trong đó có sụn khớp gối. Theo thời gian, khả năng tái tạo lại tế bào sụn dần giảm, lượng dịch khớp gối cũng ít đi và khiến khớp dễ thoái hóa.
  • Cơ thể đang trong quá trình thay đổi nội tiết tố dẫn đến ảnh hưởng lượng chất bôi trơn khớp, tình trạng khô khớp kéo dài là cho sụn bị tổn thương và lâu dần hình thành thoái hóa khớp gối.
Đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không? Vì sao? 3
Người cao tuổi có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối, đau nhức đầu gối

Yếu tố gây thoái hóa khớp gối từ môi trường bên ngoài

Ngoài các yếu tố bên trong thì tác nhân từ ngoài môi trường cũng có ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng mắc bệnh thoái hóa khớp gối.

  • Đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không? Câu trả lời là rất có thể đau đầu gối do chấn thương, té ngã, rạn xương, gãy xương,… nhưng không chữa trị kịp thời, dứt điểm dẫn đến tổn thương nặng hơn ở khớp và tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
  • Người thừa cân nhiều và người béo phì có thể dễ bị thoái hóa khớp gối hơn do trọng lượng cơ thể gây áp lực lớn hơn đến khớp gối và tăng tốc độ lão hóa.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất, đặc biệt là không bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi, collagen,… làm xương khớp yếu đi.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh về xương khớp khác như viêm khớp, bệnh gút,…

Như vậy Nhà thuốc Long Châu và bạn đọc vừa cùng tìm hiểu và giải đáp thắc mắc đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không. Vì đau đầu gối có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có thoái hóa khớp gối nên để biết chính xác nguyên nhân thường xuyên đau nhức khớp gối, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám, chụp X-quang khớp gối và trao đổi trực tiếp với bác sĩ có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm