Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

ITBS là gì? Chẩn đoán và điều trị hội chứng ITBS như thế nào?

Ngày 02/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nếu cơ thể bạn gặp phải tình trạng đau mặt ngoài đầu gối, đau tăng khi chạy bộ, khi xuống dốc rất có thể bạn đã bị hội chứng ITBS hay còn được gọi là hội chứng dải chậu chày. Vậy ITBS là gì? Chẩn đoán và điều trị hội chứng ITBS như thế nào?

ITBS hay hội chứng dải chậu chày khá xa lạ đối với nhiều người, ở bài viết này của nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp những thông tin cho độc giả về ITBS. ITBS là gì? Chẩn đoán và điều trị hội chứng này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

ITBS là gì? 

ITBS viết tắt của hội chứng dải chậu chày (Iliotibial Band Syndrome), là tình trạng viêm và kích ứng dải chậu chày - một dải mô dày chạy dọc từ hông đến đầu gối. Dải chậu chày giúp ổn định đầu gối và hỗ trợ chuyển động của chân. Khi dải chậu chày bị viêm, nó có thể gây đau và khó chịu ở mặt ngoài đầu gối.

ITBS hay gặp hơn ở vận động viên đặc biệt là vận động viên chạy bộ, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 5 - 14% và nữ cao hơn nam. Tuy nhiên một số trường hợp ít chạy bộ cũng có thể gặp phải hội chứng này. Vậy những nguyên nhân nào gây ra hội chứng ITBS?

ITBS là gì? Chẩn đoán và điều trị hội chứng ITBS như thế nào? 1
ITBS là gì là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng dải chậu chày, một số nguyên nhân phải kể đến đó là:

  • Chạy bộ quá sức: Chạy bộ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ITBS. Chạy quá nhiều, quá nhanh hoặc trên địa hình dốc có thể làm dải chậu chày bị căng và viêm.
  • Giày chạy bộ không phù hợp: Giày chạy bộ không phù hợp có thể ảnh hưởng đến cách bạn chạy và gây áp lực lên dải chậu chày.
  • Yếu cơ: Yếu cơ đùi và cơ mông có thể khiến dải chậu chày phải chịu nhiều áp lực hơn, dẫn đến viêm.
  • Chấn thương: Chấn thương trực tiếp vào đầu gối hoặc dải chậu chày có thể dẫn đến ITBS.
  • Tư thế chạy không đúng: Tư thế chạy không đúng, chẳng hạn như xoay đầu gối vào trong, có thể làm tăng áp lực lên dải chậu chày.

Khi vận động quá sức, độ tập luyện tăng cường quá nhanh, dải chậu chày sẽ bị căng và viêm dẫn tới một số triệu chứng lâm sàng phổ biến như:

  • Đau ở mặt ngoài đầu gối: Tình trạng đau này thường xuất hiện khi chạy bộ, đặc biệt là khi chạy lên dốc hoặc xuống dốc.
  • Sưng và nóng đỏ ở mặt ngoài đầu gối.
  • Cứng khớp đầu gối: Cứng khớp có thể xảy ra vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu.
  • Mỏi cơ: Mỏi cơ có thể xảy ra ở đùi và mông.

Tuy nhiên các triệu chứng này không đặc hiệu cho ITBS và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý xương khớp khác. Chính vì thế khi cơ thể có những dấu hiệu trên hãy đến thăm khám ở các cơ sở y tế nhé!

Chẩn đoán và điều trị hội chứng ITBS như thế nào?

Chẩn đoán hội chứng ITBS

Để chẩn đoán xem bạn có mắc hội chứng ITBS hay không, các bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử, các triệu chứng, khám khớp gối và chỉ định một số cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán chính xác bệnh.

Một số cận lâm sàng có thể được chỉ định là:

  • Chụp X-quang: X-quang có thể giúp loại trừ các vấn đề khác về đầu gối, chẳng hạn như viêm khớp.
  • Chụp MRI: Chụp MRI có thể cung cấp hình ảnh chi tiết về dải chậu chày và các mô xung quanh.
  • Siêu âm: Nếu có tình trạng viêm sẽ được chỉ định siêu âm khớp.
ITBS là gì? Chẩn đoán và điều trị hội ch 2ứng ITBS như thế nào?
Bác sĩ sẽ có những chỉ định cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán bệnh

Biện pháp điều trị hội chứng ITBS

Bên cạnh câu hỏi ITBS là gì thì câu hỏi điều trị hội chứng này như thế nào cũng là điều mà nhiều người thắc mắc. ITBS xảy ra khi cơ đùi quá yếu hoặc mất cân bằng, dẫn đến tình trạng bánh chè bị di chuyển lệch sang hai bên.

Cách tốt nhất và hiệu quả nhất đó chính là giảm tải cho dây chằng bằng cách hoạt động ít lại, thậm chí nghỉ chạy trong vài ngày. Việc bạn có thể nghỉ ngơi ngay lập tức sẽ giúp triệu chứng đau không tái phát. Nếu bạn không nghỉ ngơi hay nghỉ ngơi không đúng cách và tiếp tục chạy, hội chứng ITBS có thể trở nên mãn tính.

Ngoài việc nghỉ ngơi thì bạn có thể kết hợp thêm những phương pháp sau để tăng hiệu quả điều trị:

  • Chườm đá 20 phút mỗi lần, thực hiện vài lần mỗi ngày sẽ giúp giảm sưng và viêm.
  • Nâng cao đầu gối cao hơn khi nằm.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen để điều trị tình trạng đau.
  • Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện phạm vi chuyển động của đầu gối.

Các bài tập giãn cơ và bổ trợ cũng rất quan trọng, chính vì thế trong thời gian nghỉ ngơi bạn có thể tập các bài tập để hỗ trợ điều trị. Nhà thuốc Long Châu giới thiệu đến bạn đọc 2 bài tập hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh đó là bài tập căng nhóm cơ mông và bài tập Lunge.

Bài tập căng nhóm cơ mông cụ thể như sau:

  • Bước 1: Nằm ngửa và nâng cao chân trái;
  • Bước 2: Bạn bắt chéo chân phải qua đầu gối chân trái, dùng tay kéo chân trái về phía ngực cho đến khi chân được căng hết mức;
  • Bước 3: Giữ tư thế khoảng 5 - 10 giây và lặp lại. Bạn có thể tăng số giây theo từng lần tập. 

Bài tập Lunge hay còn được gọi là bài tập chùng chân, các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đứng thẳng hai chân, đặt một chân ra phía sau;
  • Bước 2: Từ từ hạ cơ thể xuống, đồng thời đầu gối uốn cong cho đến khi cảm thấy căng;
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 – 10 giây, sau đó đổi chân và lặp lại các bước như trên. Sau khi đã tập quen thì bạn có thể kéo dài thời gian hơn.
ITBS là gì? Chẩn đoán và điều trị hội chứng ITBS như thế nào?
Bài tập Lunge giúp phát triển nhóm cơ mông và đùi của cơ thể

Một số trường hợp hiếm khác thì phải phẫu thuật, tuy nhiên phương pháp này rất ít được chỉ định. Phẫu thuật thường áp dụng cho những đối tượng mà triệu chứng kéo dài, gây hạn chế hoạt động và đã điều trị bảo tồn nhưng không có hiệu quả.

Cách phòng ngừa hội chứng dải chậu chày hiệu quả

Bên cạnh việc phát hiện và điều trị hội chứng dải chậu chày thì phương pháp phòng ngừa bệnh cũng rất quan trọng. Vậy biện pháp phòng ngừa ITBS là gì? 

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc ITBS bằng cách:

  • Tăng cường độ và quãng đường chạy bộ một cách từ từ, bởi nếu bạn tăng cường độ tập luyện quá nhanh có thể làm tăng nguy cơ chấn thương.
  • Chạy trên địa hình bằng phẳng: Nếu bạn chạy trên địa hình không bằng phẳng như dốc, sườn đồi... có thể gây áp lực lên dải chậu chày.
  • Mang giày chạy bộ phù hợp.
  • Chạy bộ đúng cách, đúng kỹ thuật.
  • Tập các bài tập tăng cường cơ đùi và cơ mông: Cơ bắp khỏe mạnh có thể giúp hỗ trợ đầu gối và giảm áp lực lên dải chậu chày.
ITBS là gì? Chẩn đoán và điều trị hội chứng ITBS như thế nào? 4
Lựa chọn giày chạy phù hợp giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng ITBS

Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc ITBS là gì của nhiều độc giả. Đây là một chấn thương phổ biến ở người chạy bộ, các biện pháp chẩn đoán điều trị bệnh hiện nay rất hiệu quả và người bệnh có thể hoàn toàn hồi phục.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm