Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau đầu ti là gì? Bí quyết điều trị tình trạng đau đầu ti tại nhà

Ngày 01/06/2022
Kích thước chữ

Đau đầu tin là một trong những hiện tượng không quá hiếm gặp đối với nữ giới, đặc biệt là với những ai đang trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến đầu vú bị đau. Đa số phụ nữ cho rằng đó là dấu hiệu của tới kỳ kinh nguyệt. 

Đau đầu ti là một trong những hiện tượng không quá hiếm gặp đối với nữ giới, đặc biệt là với những ai đang trong giai đoạn mang thai, có nhiều nguyên nhân khiến đầu vú bị đau. Đa số phụ nữ cho rằng đó là dấu hiệu của tới kỳ kinh nguyệt. 

Tuy nhiên, nhũ hoa là một bộ phận quan trọng ở vùng ngực của phái nữ. Chúng đảm nhiệm chức năng thiết thực như giúp bé bú mẹ. Đau đầu ti là gì? Có nguy hiểm hay không, hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Đau đầu ti là gì?

Hầu hết các phụ nữ đều phải đối mặt với vấn đề đau rát đầu ti, chúng có thể xuất hiện vài ngày rồi bắt đầu biến mất. Trong một số trường hợp, tình trạng này kéo dài liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và các hoạt động thường ngày của mọi người.

Thực tế, hiện tượng này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, chị em nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân đau đầu vú để xác định tình trạng của mình. Nếu bạn gặp vấn đề về sức khỏe, hãy khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Đau đầu ti xuất phát từ nhiều lý do khác nhau 

Đau đầu ti xuất phát từ nhiều lý do khác nhau 

Nguyên nhân gây đau đầu ti thường gặp

Tùy vào các nguyên nhân mà hiện tượng đau đầu ti diễn ra ở mỗi người khác nhau. Có người đau đớn nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, hiện tượng này kéo dài kèm theo sự đau nhức liên tục. Hầu hết, trường hợp đau núm vú do:

  • Mang thai: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, giai đoạn này, đầu ti có cảm giác căng tức, đau đớn, sự phát triển lớn hơn, sậm màu hơn với hiện tượng đau đơn.
  • Do ma sát: Một trong những lý do khiến núm ty đau nhức, khi núm ty cọ vào quần áo, đặc biệt các hoạt động yêu cầu vận động như bóng rổ, chạy,... gây cảm giác đau đớn.
  • Viêm da: Viêm da có thể gây ra các hiện tượng bong tróc, phồng rộp ở đầu ti, ngoài ra, một số trường hợp có thể bị phát ban.
  • Thay đổi nội tiết tố: Đau đầu ti là hiện tượng thường thấy để báo hiệu chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của phụ nữ. 
  • Nhiễm trùng: Đầu ti bị tổn thương vì ma sát hoặc các phản ứng dị ứng sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao. Khi nhiễm trùng nấm men, đầu ti có cảm giác đau nhói ngoài ra đi kèm một số triệu chứng như bong da trong ở quầng vú.
  • Ngoài ra, đau đầu ti có thể là triệu chứng của bệnh Paget hoặc ung thư vú. Khi mắc những bệnh này, ngoài đau núm vú, người bệnh phải đối mặt với các tình trạng ngứa ran, sần sùi, bong tróc đầu ti,...

Đau đầu ti do cho con bú

Đau đầu ti do cho con bú

Bí quyết điều trị tình trạng đau đầu ti tại nhà

Chắc hẳn, hiện tượng đau đầu ti sẽ khiến người phụ nữ vô cùng khó chịu, không thể tập trung làm việc hoặc sinh hoạt. Chúng ta nên làm gì để có thể giảm bớt cơn đau khi ập đến? Khi bạn cảm thấy đau đầu ti, chị em nên bình tĩnh giải quyết tình trạng này bằng một số phương pháp đơn giản sau:

  • Nếu bạn xác định được các nguyên nhân khiến đầu ti bị đau như mang thai, dậy thì hoặc tới kỳ kinh nguyệt,... không cần quá lo lắng nhé. Bạn chỉ cần chú ý đến quá trình dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi khoa học để cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Ngoài ra, bạn nên duy trì thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh như bổ sung nước cho cơ thể mỗi ngày, ăn nhiều rau củ quả thay vì đồ dầu mỡ, thực hiện tập thể dục thay vì ngủ nướng để nâng cao sức khỏe của bản thân.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh tình trạng quá chất khiến máu không thể lưu thông gây đau đầu ti.
  • Chị em nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, tăng cường các món ăn từ rau xanh, nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Ngoài ra, việc tập luyện thể dục thể thao là một điều cực kỳ quan trọng, chị em phụ nữ hãy cố gắng kết hợp tập luyện và nghỉ ngơi để có tinh thần thoải mái, vui vẻ. 
  • Trường hợp bạn bị kích ứng, dị ứng có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin hoặc Bacitracin để giảm tình trạng ngứa rát.

Nên tập thói quen ăn uống lành mạnh nhiều rau củ quả

Nên tập thói quen ăn uống lành mạnh nhiều rau củ quả

Câu hỏi thường gặp về về để đau đầu ti

Câu hỏi 1: Đau đầu ti khi có thai khác với đau đầu ti khi đến kỳ kinh nguyệt khác nhau như thế nào?

Trả lời

  • Trường hợp đau ngực do có thai: Bạn sẽ cảm thấy đau nhức, căng tức ngực, dương như cơn đau tăng gấp trăm lần so với các kì kinh bình thường. Ngoài cơn đau ngực tăng, kích thước vòng một cũng tăng lên đáng kể.
  • Trường hợp đau đầu ti vì đến tháng: Thường là dấu hiệu trước 1 tuần đến ngày kinh, tình trạng căng tức ngực giảm đi hoặc hết hẳn.

Đau đầu ti do đến kỳ kinh nguyệt

Đau đầu ti do đến kỳ kinh nguyệt

Câu hỏi 2: Đau đầu ti do có thai xuất hiện khi nào?

Trả lời: Khi mang thai, 2 hormon estrogen và progesterone bắt đầu sản sinh nhiều hơn, vì thế  các chị em sẽ có cảm giác đau ngực trong khoảng 1 đến 6 tuần sau khi quan hệ tình dục.

Ngoài những biện pháp khắc phục đau đầu ti kể trên, các chuyên gia cho biết, chị em cần thư giãn toàn thân, giữ tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý để giảm các mệt mỏi, khó chịu trong ngày.

Trường hợp đau đầu ti kèm theo các triệu chứng bất thường như: Núm vú chảy máu, đau dài ngày, xuất hiện sưng đỏ,... bạn hãy đến cơ sở y tế kịp thời để được bác sĩ thăm khám và xử lý

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin