Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau dây thần kinh sinh ba hay còn được biết đến với tên gọi khác là đau dây thần kinh tam thoa. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Do vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là điều vô cùng cần thiết.
Vậy đau dây thần kinh sinh ba là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng đau dây thần kinh sinh ba là gì? Triệu chứng của bệnh biểu hiện như thế nào? Hướng chẩn đoán và điều trị cụ thể ra sao? Trước khi giải đáp các thắc mắc này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của dây thần kinh sinh ba bạn nhé.
Dây thần kinh sinh ba hay dây thần kinh sọ số V là một trong những loại dây thần kinh quan trọng ở vùng mặt. Về cấu tạo, dây thần kinh sinh ba bao gồm 3 phần đó là cảm giác, vận động và các nhánh nhỏ. Mỗi người sẽ có 1 cặp dây thần kinh sinh ba riêng biệt, mỗi dây thần kinh sinh ba sẽ nằm ở một bên của khuôn mặt.
Dây thần kinh này bắt đầu từ sọ não, đi ra ngoài hộp sọ trước tai và phân thành ba nhánh, cụ thể:
Nhánh thần kinh V1
Nhánh V1 được gọi là dây thần kinh mắt, kiểm soát các hoạt động của kết mạc, phần da mi trên, tuyến lệ… Ngoài ra, nhánh thần kinh này cũng trực tiếp chi phối da đầu, phần da giữa mũi và phần da trước niêm mạc mũi.
Nhánh thần kinh V1 là nơi tập trung của rất nhiều sợi thần kinh giao cảm. Khi nhánh thần kinh này bị tổn thương, bạn sẽ phải đối mặt với một số các vấn đề như viêm giác mạc, rối loạn cảm giác da, thậm chí là mất phản xạ giác mạc.
Nhánh thần kinh V2
Nhánh V2 được gọi là dây thần kinh hàm trên, chi phối cảm giác và vận động của vùng da ở giữa mặt bao gồm trước thái dương, mi dưới, mũi, răng hàm trên, môi trên, phần họng phía trên, hầu, xoang hàm và lợi…
Khi nhánh thần kinh này bị tổn thương, việc kiểm soát vùng mặt phía trên hàm của bạn sẽ gặp khó khăn.
Nhánh thần kinh V3
Nhánh V3 được gọi là dây thần kinh hàm dưới, chi phối cảm giác của một số vùng trên khuôn mặt như tai, má, môi, răng hàm dưới và cằm… Bên cạnh đó, nhánh thần kinh này còn đảm nhận trách nhiệm kiểm soát hoạt động của các nhóm cơ, chẳng hạn như cơ thái dương, cơ căng màng nhĩ, cơ nhai, cơ nâng hàm…
Đau dây thần kinh sinh ba hay còn được gọi là đau dây thần kinh sọ não V hay đau dây thần kinh tam thoa. Đây là tình trạng đau mãn tính có liên quan đến dây thần kinh sinh ba.
Đặc điểm cơn đau trong đau dây thần kinh sinh ba đó là:
Đau dây thần kinh sinh ba được chia thành 2 dạng chính đó là:
Đau dây thần kinh sinh ba có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó không thể không kể đến:
Đau dây thần kinh sinh ba tuy không phải là tình trạng quá nguy hiểm song lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Chính vì thế, việc chẩn đoán sớm và điều trị sớm bệnh là điều vô cùng cần thiết.
Các chuyên gia y tế cho biết, chẩn đoán đau dây thần kinh sinh ba thường dựa trên các yếu tố như tiền sử của người bệnh, các triệu chứng lâm sàng và kết quả khám sức khỏe cũng như khám thần kinh. Khi chẩn đoán đau dây thần kinh sinh ba, các bác sĩ sẽ loại trừ một số rối loạn khác gây đau vùng mặt như rối loạn khớp thái dương hàm, đau dây thần kinh sau herpetic...
Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như nguyên nhân gây đau dây thần kinh sinh ba, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Trên thực tế, đa số các ca bệnh đau dây thần kinh sinh ba thường được chỉ định điều trị bằng thuốc trước. Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thủ thuật hoặc phẫu thuật. Một số phương pháp đã và đang được áp dụng trong điều trị đau dây thần kinh sinh ba bao gồm phương pháp bong bóng qua da, tiêm glycerol, phẫu thuật cắt dây thần kinh sinh ba dựa trên việc sử dụng tần số vô tuyến, xạ phẫu, xạ trị…
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng đau dây thần kinh sinh ba mà Nhà thuốc Long Châu muốn tổng hợp để chia sẻ đến quý độc giả. Mong rằng, qua bài viết hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu hơn về tình trạng bệnh này đồng thời nắm được hướng chẩn đoán và điều trị bệnh. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu thương và đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu trong suốt chặng đường vừa qua.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...