Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dấu hiệu bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị

Ngày 09/04/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dị ứng thời tiết là căn bệnh xuất hiện mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bài viết dưới đây tổng hợp các dấu hiệu của căn bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị an toàn nhất.

Dị ứng thời tiết là căn bệnh xuất hiện mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột. Bài viết dưới đây tổng hợp các dấu hiệu của căn bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị an toàn nhất.

1.Dấu hiệu bệnh dị ứng thời tiết

Theo chuyên gia da liễu tư vấn thì bệnh dị ứng thời tiết lạnh thường có các dấu hiệu dễ nhận thấy đó là:

+ Người bị nổi mẩn đỏ

+ Cơ thể cảm thấy ngứa ngáy.

+ Mọc những vết chàm.

Bên cạnh đó, đối với những bệnh nhân bị với mức độ nặng sẽ có các biểu hiện khác như: người cảm thấy khó thở, bị tụt huyết áp, các nốt dị ứng lan rộng khắp người…. Do đó, ngay khi có dấu hiệu nổi mề đay cấp tính, bệnh nhân cần được nhanh chóng cấp cứu để tránh các biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Dấu hiệu bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị 1

Người bị dị ứng thời tiết sẽ xuất hiện các mẩn đỏ

2. Bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị theo dân gian

- Sử dụng khoai tây:

Cách làm: Bạn lấy 1 củ khoai tây rửa sạch, cắt lát rồi dùng để chà lên vùng da bị nổi mẩn ngứa do dị ứng thời tiết. Hoặc có thể dùng bột khoai tây để bôi lên da, để khoảng 20 phút.

Phương pháp này có ích trong việc làm dịu các nốt mẩn đỏ gây ngứa, đặc biệt là khi gãi nhiều gây nóng rát da.

-Sử dụng nước cốt chanh:

Cách làm: Vắt nước cốt một quả chanh pha vào cốc nước ấm, cho thêm mật ong vào khuấy đều để uống vào các buổi sáng sớm.

Bài thuốc này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và giảm các triệu chứng mẩn ngứa.

-Sử dụng mật ong:

Cách làm: bạn chỉ cần lấy 2-3 thìa mật ong nguyên chất cho vào ly sau đó cho 300ml nước ấm vào khuấy đều lên rồi uống. Kiên trì áp dụng cách làm này mỗi ngày 1-2 lần sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết.

Uống mật ong cũng là một cách phòng ngừa và chữa dị ứng nổi mề đay do dị ứng thời tiết gây ra rất hiệu quả. Mật ong là kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể nên rất tốt cho việc điều trị dị ứng thời tiết.

- Sử dụng trà xanh:

Cách làm: Bạn chỉ cần uống nước trà xanh, kết hợp với nấu nước trà xanh tắm, rửa cho vùng da bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết sẽ giúp làm dịu da và giảm ngứa hiệu quả.

Trà xanh có chứa chất kháng khuẩn, các loại vitamin giúp thanh lọc cơ thể và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Khi dùng  các cách chữa trị bằng dân gian mà bệnh vẫn cải thiện không đáng kể thì người bệnh nên thay đổi phương pháp điều trị, bằng thuốc tây y dưới đây:

3. Điều trị bệnh dị ứng thời tiết bằng phương pháp tây y

Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tây để chữa trị.

- Điều trị bằng thuốc uống:

Điều trị dị ứng thời tiết bằng nhóm thuốc uống histamin bao gồm: Chlorpheniramin maleat , Loratidine, Fexofenadin (Citirizine, loratin, dometin, Desloratidin…), leukotrien…

Những loại thuốc dị ứng thời tiết này có tác dụng cắt cơn ngứa và làm dịu các nốt mẩn đỏ nhanh. Tuy nhiên, thuốc gây buồn ngủ và một số tác dụng phụ không mong muốn. Nếu sử dụng thuốc không đúng liều lượng cho phép hoặc người bệnh đang làm các công việc đòi hỏi phải tập trung cao độ sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc hàng ngày.

Dấu hiệu bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị 2

Điều trị dị ứng thời tiết bằng thuốc uống hiệu quả nhanh

- Điều trị bằng thuốc bôi:

+ Thuốc Phenergan Cream: cực hữu ích trong giảm ngứa, nổi mẩn sần da, giảm kích ứng da, làm mát da. Thuốc được chỉ định dùng trong trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa, côn trùng đốt, bỏng da do cháy nắng, dị ứng với thức ăn, thời tiết….

+ Thuốc Mentol  1%: Được bào chế ở dạng kem bôi, sản phẩm có tác dụng làm giảm đau tại chỗ, giảm kích ứng da và đẩy lùi các triệu chứng dị ứng thời tiết gây ra từ cấp tính cho đến mạn tính.

+ Thuốc corticoid: Thuốc có công dụng kháng viêm mạnh, giảm sưng, ngứa… được dùng cho các trường hợp bị dị ứng thời tiết gây tổn thương da nặng. Tuy nhiên, corticoid gây mỏng da, tăng nguy cơ nhiễm trùng da nên không được lạm dụng vùng da mặt và những vùng da mỏng.
Như vậy, có 2 cách điều trị bệnh dị ứng thời tiết là phương pháp đông y và tây y. Hy vọng bạn đã nắm rõ bệnh dị ứng thời tiết và cách điều trị để lựa chọn được cách chữa bệnh phù hợp với cơ địa của mình.

Thanh Hiền

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm