Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dấu hiệu mũi không hợp sụn dễ bị nhầm lẫn với các phản ứng bình thường của cơ thể sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được những dấu hiệu này để chủ động hơn trong việc phòng ngừa nhé!
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu mũi không hợp sụn sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc đưa ra biện pháp xử lý. Từ đó sẽ hạn chế được những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về những dấu hiệu này trong bài viết chia sẻ dưới đây nhé!
Mũi không hợp sụn là tình trạng xảy ra khi bị dị ứng với vật liệu, biểu hiện cho thấy cơ thể đang phản ứng với các vật thể lạ. Tình trạng này thường gặp sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi sụn nhân tạo và để lại nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.
Hầu hết các trường hợp khi có ý định nâng mũi đều không biết trước rằng mình có dị ứng với vật liệu hay không. Sau khoảng 10 ngày phẫu thuật, cơ thể mới bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng như:
Sưng mũi sau phẫu thuật là hiện tượng bình thường, kéo dài khoảng 7 - 10 ngày rồi sẽ dần cải thiện và biến mất. Tuy nhiên, nếu bị sưng đau kéo dài trên 1 tháng mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì đó có thể do bị dị ứng với vật liệu nâng mũi. Khi chạm vào mũi sẽ cảm nhận được có dịch và nước tích tụ bên trong khiến dáng mũi không ổn định. Một số trường hợp còn có biểu hiện đỏ ở đầu mũi, sống mũi hoặc toàn bộ phần mũi.
Mũi lệch, vẹo là dấu hiệu thường gặp khi sụn không phù hợp. Nguyên nhân có thể do kỹ thuật cấy ghép sai hoặc chất liệu sụn kém, không bám dính vào mô. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có nguy cơ gây thủng da đầu mũi và nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bạn nên liên hệ ngay với cơ sở thẩm mỹ để được xử lý kịp thời.
Phần da ở đầu mũi có cấu trúc khá mỏng, khi tiếp xúc với các loại sụn có chất liệu cứng và kém chất lượng sẽ dễ bị mài mòn, thậm chí thủng. Tình trạng này khá dễ nhận biết, đặc biệt khi sụn mũi lộ ra bên ngoài. Đây là trường hợp nghiêm trọng, cần được can thiệp điều trị sớm để tránh biến chứng.
Mũi không hợp sụn có thể gây bầm tím, tụ máu, chảy dịch mủ vàng hoặc nâu. Bạn có thể bị sốt cao, cơ thể phản ứng lại với dị vật mũi. Nếu thấy dịch chảy ra có mùi hôi thì rất có thể mũi đã bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, cần được xử lý ngay để tránh bị viêm nhiễm nghiêm trọng.
Nhiễm trùng có thể xảy ra khi mũi không hợp sụn. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là mũi đau nhức, căng tức và có chứa dịch mủ trong thời gian dài, khiến đầu mũi ngứa ngáy và khó chịu. Đây là trường hợp khẩn cấp, cần được điều trị và xử lý kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
Nhiều chị em thắc mắc không biết tại sao có người bị dị ứng với sụn nâng mũi, trong khi người khác lại không gặp vấn đề này. Trong thực tế, nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như:
Sau khi nâng mũi, bạn có thể dễ nhầm lẫn giữa dấu hiệu mũi không hợp sụn với các phản ứng thông thường khác của cơ thể. Điều này sẽ khiến bạn có tâm lý chủ quan và chậm trễ thời gian thăm khám, từ đó làm tăng nguy cơ bị biến chứng. Do vậy, ngay khi thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường nghi ngờ do không hợp sụn, bạn cần bình tĩnh xử lý và liên hệ ngay cho bác sĩ hoặc đến các cơ sở uy tín để được tư vấn thêm.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu để rút sụn mũi. Đối với những trường hợp bị dị ứng nhẹ hoặc không hợp sụn nhân tạo, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh và có thể thay thế bằng sụn tự thân để cải thiện dáng mũi.
Trong trường hợp bị kích ứng nặng trong thời gian dài, cần nhanh chóng khắc phục các biến chứng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc điều trị triệt để viêm nhiễm cần được thực hiện trước khi đặt sụn mới.
Để giúp ngăn ngừa các dấu hiệu mũi không hợp sụn xảy ra sau khi nâng mũi, bạn cần phải lưu ý một số điều quan trọng sau đây:
Nâng mũi là thủ thuật thẩm mỹ khá phức tạp nên cần chọn những cơ sở uy tín, được cấp phép để giảm thiểu rủi ro tối đa. Hơn nữa, các trung tâm thẩm mỹ đáng tin cậy thường có trang thiết bị hiện đại và sụn được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, giúp hạn chế nguy cơ bị dị ứng.
Trước khi phẫu thuật, bạn cần nghe bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng về ưu và nhược điểm của từng loại sụn để chọn loại phù hợp, đảm bảo tương thích với mô mũi và tránh các phản ứng không mong muốn có thể xảy ra. Nếu bạn có cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử dị ứng, hãy thông báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng sụn tự thân để giúp giảm nguy cơ bị đào thải.
Các bác sĩ có tay nghề cao sẽ luôn biết cách để tạo hình dáng mũi hài hòa với khuôn mặt và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Điều này cũng sẽ góp phần giúp giảm thiểu tình trạng dị ứng sau khi nâng mũi.
Sau khi nâng mũi, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để chăm sóc vết mổ nhanh lành và tránh dị ứng. Việc chườm lạnh trong thời gian đầu có thể làm giảm sưng đau. Ngoài ra, việc thay băng gạc, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tái khám định kỳ cũng rất quan trọng.
Trên đây là tổng hợp một số dấu hiệu mũi không hợp sụn. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết trước khi bước vào hành trình làm đẹp của mình nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.