Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ bị viêm đường hô hấp trên sẽ dễ dẫn đến các bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa cấp… Các triệu chứng ban đầu của tình trạng viêm nhiễm này thường sẽ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Để tìm hiểu chi tiết hơn, hãy cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ là tình trạng viêm nhiễm phổ biến ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Khi trẻ bị tình trạng này sẽ có các triệu chứng như sổ mũi, ho, đau họng và khó thở. Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường sẽ khiến cha mẹ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp các phụ huynh hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên nhé!
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên như hầu, họng, mũi, xoang, thanh quản. Đây đều là những bộ phận có chức năng lấy khí từ bên ngoài cơ thể, làm ấm và lọc khí sau đó đưa vào phổi. Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp trên chủ yếu do virus, vì vậy các triệu chứng ban đầu thường sẽ tương đồng.
Khi trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, có thể xuất hiện các dấu hiệu như sốt nhẹ, ho, hắt hơi, sổ mũi, kém ăn, mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Tuy nhiên, triệu chứng viêm đường hô hấp trên có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cơ quan bị ảnh hưởng.
Ví dụ, khi trẻ bị viêm tai, có thể có triệu chứng sốt cao, trẻ thường nằm nghiêng một bên và có thể mửa. Những triệu chứng này thường khiến cha mẹ nhầm lẫn với tiêu chảy. Khi trẻ bị viêm mũi, thường sẽ có triệu chứng chảy mũi. Một số trẻ lại bị nghẹt mũi, thở qua miệng hoặc có thể chảy nước mũi trong. Trẻ bị viêm họng thường có họng đỏ, khó nuốt và có thể mất hứng thú với việc ăn.
Nhìn chung, những triệu chứng trên được gọi là hội chứng viêm đường hô hấp trên. Điều này có thể làm các mẹ nghĩ rằng tất cả các loại viêm đường hô hấp trên có những triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, triệu chứng và cách điều trị viêm đường hô hấp trên khác nhau hoàn toàn, cũng như các biến chứng có thể xảy ra. Hơn nữa, mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ.
Ví dụ, trẻ dưới 6 tháng bị viêm tai cần sử dụng kháng sinh. Đối với trẻ từ 6 - 18 tháng tuổi, việc sử dụng kháng sinh nên được xem xét dựa trên tình trạng bệnh của trẻ. Trẻ từ 2 tuổi trở lên, việc điều trị cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Trong trường hợp trẻ bị viêm họng, thường do virus gây ra và không cần sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, khi trẻ bị viêm mũi, cần phải xác định nguyên nhân cụ thể như viêm mũi do virus, viêm mũi vận mạch hay viêm mũi do dị ứng. Mỗi loại bệnh này đều có cách điều trị riêng biệt. Vì vậy, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nếu phát hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp trên bị tái đi tái lại nhiều lần, phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Một số trường hợp cha mẹ tự ý điều trị có thể dẫn đến việc lạm dụng kháng sinh hoặc corticoid, gây ra những tác dụng phụ do thuốc chứ không phải do bệnh.
Các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng mà cần đi khám bác sĩ bao gồm:
Ngoài ra, còn có các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân như mệt mỏi, mất cân bằng, khó đánh thức, nôn nhiều, co giật hoặc từ chối ăn uống.
Cha mẹ cần lưu ý rằng khi trẻ có các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, không nên sử dụng lại đơn thuốc cũ hoặc mượn đơn từ bệnh nhân khác. Việc sử dụng kháng sinh quá sớm có thể gây ra kháng sinh dư thừa. Sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.
Bố mẹ không nên quá căng thẳng và lo lắng quá mức. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân hoặc bệnh tái phát nhiều lần, nên nếu trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân hoặc bệnh tái phát nhiều lần, đều nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tham khảo ý kiến bác sĩ và điều trị.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý:
Các cha mẹ nên dạy trẻ cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với những người bị bệnh.
Bên cạnh đó, khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên, cần đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ, uống đủ nước và có chế độ ăn uống lành mạnh.
Có thể sử dụng các loại thuốc giảm sốt và giảm triệu chứng như thuốc hạ sốt và thuốc giảm ho để làm giảm các triệu chứng không thoải mái cho trẻ.
Trong giai đoạn dịch bệnh, tránh đưa trẻ đến những nơi đông người và tiếp xúc gần với những người có triệu chứng viêm đường hô hấp trên.
Có một số loại vắc xin có thể giúp phòng ngừa một số loại viêm đường hô hấp trên, như vắc xin cúm và vắc xin RSV.
Đảm bảo rằng trẻ được cung cấp chế độ ăn uống đầy đủ, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch của mình.
Tuy viêm đường hô hấp trên không phải là một căn bệnh nghiêm trọng đối với trẻ em, nhưng việc chú ý đến các biện pháp phòng ngừa và điều trị sẽ giúp giảm tác động của bệnh lên sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của trẻ. Sự hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa viêm đường hô hấp trên sẽ giúp các bậc phụ huynh và nhân viên y tế có thể xử lý tình huống một cách hiệu quả và kịp thời.
Qua bài viết này, hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan về viêm đường hô hấp trên ở trẻ em và nhận được những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.