Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn đã bao giờ tự hỏi nói lắp là gì và phải xử lý ra sao khi con mình bị nói lắp chưa. Nói lắp thường xuất hiện ở nhóm tuổi từ 2 - 6, nhất là các bé trai. Đây cũng là một hiện tượng loạn thần kinh chức năng ngôn ngữ, dẫn đến diễn đạt lời nói bị rối loạn.
Các kích thích tác động vào bộ phận cảm thụ của má, môi, lưỡi và thanh quản sẽ theo cơ quan phân tích lời nói đến vùng phân tích vận động của lời nói. Nếu các bộ phận không phối hợp tốt được thì lời nói phát ra cũng trở nên khó khăn và dẫn đến nói lắp. Đặc biệt, những người mắc chứng này thường biết mình muốn nói gì nhưng vẫn không thể sửa được.
Vậy cụ thể thì hiện tượng nói lắp là gì? Hơn nữa nếu trẻ nhà bạn bị nói lắp thì có cách nào để khắc phục được không? Những thông tin ấy đều sẽ được đề cập thông qua bài viết dưới đây.
Nói lắp là dạng rối loạn trong giao tiếp bằng lời nói, trong đó người mắc sẽ có biểu hiện lại lặp các âm nhiều lần hoặc kéo dài một âm/từ/trọng âm lâu trước khi phát âm kế tiếp. Điều đó khiến cho mạch giao tiếp bị gián đoạn. Hơn nữa chúng ta cũng nhận thấy được rằng người bị nói lắp thường thể hiện sự căng thẳng, run môi hoặc nháy mắt liên tục.
Nếu nói lắp xảy ra thường xuyên thì bệnh nhân còn gặp ảnh hưởng rất lớn về cả hoạt động giao tiếp lẫn cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh hiểu được nói lắp là gì thì bạn cũng cần quan tâm đến tình trạng nói lắp. Nhìn chung thì biểu hiện của tật nói lắp ở một người còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh mà khác nhau.
Nói lắp thường dễ xảy đến hoặc trở nên nghiêm trọng hơn ở những tình huống như nói trước đám đông hay trò chuyện qua điện thoại. Trong khi đó có những việc như ca hát, đọc sách, xướng âm… thì lại ít xảy ra. Thậm chí nó còn có tác dụng gia giảm tạm thời tình trạng nói lắp của một người.
Thường nói lắp hay xuất hiện ở các bé trai, nhiều hơn gấp 3 lần so với bé gái. Ngoài tật này ra thì các em vẫn phát triển hoàn toàn bình thường, hiểu được lời người khác nói và học hành được. Thường thì tình trạng nói lắp bất thường này hay phát triển trong giai đoạn bắt đầu tập nói.
Tỷ lệ 5 - 10% trẻ thường mắc nói lắp khi mới nhập học và 1% trẻ sau tuổi dậy thì bị mắc chứng này dai dẳng. Để loại bỏ, chúng ta cần hiểu được nói lắp là gì và tiến hành cải thiện ngay từ hôm nay. Bởi khi con còn nhỏ, bạn có thể rèn thói quen cho trẻ dễ dàng hơn so với khi lớn.
Sau khi tìm hiểu nói lắp là gì rồi thì cha mẹ cũng có thể phần nào yên tâm. Bởi phần lớn các em sẽ dần khắc phục được tật nói lắp sau khi được 5 tuổi. Chỉ một nhóm rất ít trẻ mới còn nói lắp sau 6 tuổi.
Tình trạng nói lắp thật ra không quá đáng lo ngại nếu chúng ta biết bận tâm. Bởi nếu không để ý, dẫn đến thời gian kéo dài có thể tạo ra phản xạ về sau, biến nói lắp thành bệnh lý. Do đó các bậc phụ huynh nên kiên nhẫn và bình tĩnh giúp trẻ khắc phục nhược điểm của bản thân.
Điều đầu tiên chúng ta cần làm là không quát mắng hay trêu chọc mỗi khi con nói lắp. Bởi hành động ấy có thể khiến trẻ mặc cảm hoặc ngại giao tiếp hơn. Thay vào đó, chúng ta nên dành thời gian để giao tiếp và chỉnh lại lời nói cho con. Thông qua việc dạy hát, đọc thơ… thì bạn có thể vừa tăng vốn từ vựng, vừa rèn được phát âm cho trẻ.
Khi nói, cha mẹ nên dùng tốc độ chậm và rõ để trẻ có thể nghe, rồi bắt chước theo. Cả cha lẫn mẹ đều cần thống nhất cách sử dụng câu, sử dụng từ ngữ đơn giản để nói chuyện với con. Ban đầu bạn nên hướng dẫn trẻ nói các câu ngắn gọn và đơn giản, sau đó mới đến luyện tập câu dài và khó hơn.
Nếu bạn từng tìm hiểu qua về nói lắp là gì thì chắc cũng biết đến trò chơi “nối câu ghép chữ”. Thông qua nó, các bậc phụ huynh có thể tăng vốn từ vựng cực kỳ hiệu quả cho trẻ. Chẳng hạn như bạn có thể nói “con ăn”, thì bé sẽ thêm vào “con ăn cá” và cứ thế tiếp tục. Nó vừa giúp tăng cường trí nhớ tạm thời của trẻ, mà vừa tăng cả phản xạ nữa.
Nếu vẫn chưa yên tâm về vốn kiến thức nói lắp là gì của mình thì bạn có thể đưa con đến gặp các chuyên gia hoặc bác sĩ. Họ sẽ giúp các bậc cha mẹ đánh giá được chính xác tình trạng nói lắp của con, cũng như đưa ra tư vấn, hướng dẫn để có thể giúp trẻ luyện tập ở gia đình. Nếu có thể, bạn cũng nên đưa con đi học các lớp kỹ năng sống.
Nhờ đó mà trẻ sẽ có thêm môi trường để tương tác và thực hành, giao tiếp cùng các bạn. Phụ huynh cũng phải hỗ trợ song song và kiên nhấn với trẻ. Không chỉ có lý thuyết nói lắp là gì suông, mà hành động mới giúp khắc phục được tật khó chịu này.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.