Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xỏ khuyên trên cơ thể là xu hướng làm đẹp được một bộ phận giới trẻ ưa thích vì nó thể hiện cá tính độc lạ. Tuy nhiên, xỏ khuyên cũng rất dễ mang lại nhiều biến chứng, trong đó có dấu hiệu nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên.
Đã có nhiều báo cáo về biến chứng nặng nề mà nhiều người gặp phải khi tiến hành phương cách làm đẹp vốn được cho là khá đơn giản này. Nếu còn đang thắc mắc về các hệ lụy này nguy hiểm ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dấu hiệu nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên qua bài viết dưới đây nhé!
Xỏ khuyên được biết đến như một phương thức xâm lấn, châm kim, đâm thủng bề mặt da và niêm mạc trong cơ thể để tạo nên một lỗ rò rồi gắn trang sức. Đây là phương thức làm đẹp đã có từ rất lâu và đến ngày nay, được lan rộng trở thành sở thích của cả nam và nữ.
Xu hướng xỏ khuyên không chỉ nằm ở hai lỗ tai mà còn nằm ở nhiều vị trí trên cơ thể. Điều này không chỉ mang giá trị làm đẹp mà còn giúp thể hiện cá tính, điểm nổi bật của mỗi người.
Xỏ khuyên tuy phổ biến nhưng không phải ai cũng biết tác hại to lớn của nó đối với cơ thể. Điều này được thể hiện qua việc nhiều bạn trẻ tìm đến các địa chỉ xỏ khuyên không uy tín, dụng cụ xỏ khuyên không được sát trùng dẫn đến nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên. Vậy nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên được nhận biết ra sao?
Tình trạng nhiễm trùng thường diễn biến trong vòng 2 - 4 tuần sau khi xỏ khuyên. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh các lỗ xỏ khuyên lâu năm, bạn vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng tiếp.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan gây nên các dấu hiệu nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên. Trong đó, phổ biến nhất là các nguyên nhân chính sau:
Bạn có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ đâu nếu lỗ xỏ khuyên không được bảo vệ và bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nếu cơ địa của bạn khó lành, bạn nên tránh vị trí xỏ khuyên ở sụn tai. Khuyên đi qua sụn tai có nhiều khả năng bị nhiễm trùng và khó điều trị hơn nhiễm trùng ở vị trí thùy tai và các mô mềm ngay phía trên thùy. Nguyên nhân là do nhiễm trùng xuyên thấu rất dễ xảy ra ở những vùng có lượng cung cấp máu thấp. Các tế bào miễn dịch ít khi đi qua khu vực này nên thời gian lành bệnh cũng rất lâu. Trong khi đó, sụn tai là điển hình cho khu vực có lượng cung máu thấp trên cơ thể. Nói cách khác, khó có kháng thể đi qua vùng sụn tai nên vùng này rất dễ bị nhiễm trùng do xỏ khuyên. Hơn nữa, còn có thể kéo theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân.
Nhiễm trùng do xỏ khuyên không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn gây ra cảm giác tự ti. Để làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên, bạn có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây:
Nếu thấy các dấu hiệu bất thường như sưng, đỏ, nóng, có khả năng bạn đã bị nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên. Nếu tình trạng nhiễm trùng nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách làm sạch tại ít nhất 3 lần/ngày bằng hydro peroxide. Sau đó, bôi thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ như: Bacitracin, aspirin hoặc triple ointment trong ít nhất 1 tuần.
Nếu tình trạng viêm nhiễm không thuyên giảm mà còn đi kèm với sốt, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa về tai mũi họng. Bạn sẽ được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị tối ưu.
Trên đây là nguyên nhân và dấu hiệu nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên. Bạn nên cẩn trọng với xu hướng làm đẹp này để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.