Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hở?

Ngày 07/07/2022
Kích thước chữ

Nếu bạn bị chấn thương và vết thương chảy mủ, sưng tấy hoặc chảy dịch. Đây là những dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hở có nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu vết thương hở không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vết thương hở. Hậu quả có thể là hoại tử mô, nhiễm trùng máu và lây lan đến các bộ phận khác,… Vì vậy cần nhận biết những dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hở và các bước xử lý có thể để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Diễn biến hồi phục của vết thương

Thông thường, khi bị thương, cơ thể có cơ chế tự phục hồi. Quá trình chữa lành của cơ thể là một quá trình phức tạp bắt đầu từ giai đoạn viêm, sau đó là giai đoạn tăng sinh liên quan đến các sợi collagen bắt đầu phát triển ở bên trong vết thương.

Sự tăng sinh collagen thúc đẩy quá trình liền da vết thương hở nhanh hơn. Cuối cùng, là giai đoạn là liền sẹo, khi cơ thể tạo ra nhiều collagen để củng cố và tái cấu trúc vết thương.

Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hở

Bình thường, da là hàng rào bảo vệ của cơ thể trước những tác động từ bên ngoài. Nếu gặp phải chấn thương, hàng rào này sẽ bị tổn thương và mất đi lớp bảo vệ bên ngoài vốn có. Lúc này vi khuẩn sẽ tấn công vào vết thương, nếu lượng vi khuẩn quá lớn mà hệ thống miễn dịch không thể ngăn chặn được rất dễ bị nhiễm trùng.

Tùy thuộc vào vị trí và nguyên nhân nhiễm trùng mà xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết vết thương đã nhiễm trùng mà bạn nên biết.

Sốt

Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi phản ứng viêm xảy ra. Nhìn chung, nếu vết thương không quá nặng, bạn có thể bị sốt nhẹ dưới 38 độ C. Nếu sốt trên 38 độ C và kéo dài, điều này cho thấy vết thương có thể đã bị nhiễm trùng. Bạn cần để ý dấu hiệu này để có cách điều trị hiệu quả nhất.

Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hở? Có thể gây ra những hậu quả gì? 1 Sốt là một trong những dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hở phổ biến

Vết thương sưng tấy, nóng đỏ

Vết thương có dấu hiệu sưng tấy, nóng đỏ thì bạn cần hết sức lưu ý. Vì đây là dấu hiệu phản ứng viêm đang diễn ra ngày càng nặng hơn. Cơ thể phải chống chọi với số lượng lớn vi khuẩn tấn công vào vết thương.

Thông thường, các vết loét hở tiết ra dịch trong hoặc hơi vàng. Khi nhiễm trùng, dịch tiết đổi màu vàng đậm hoặc xanh, ngoài ra còn kèm theo mùi hôi khó chịu. Để nhận biết nhanh sự thay đổi này, cần theo dõi vết thương liên tục. 

Cảm giác đau nhức ngày càng tăng

Cơn đau không suy giảm là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng không thể bỏ qua. Thông thường, cơn đau không đạt đến đỉnh điểm cho đến ngày thứ hai sau chấn thương và giảm dần. Nếu cơn đau không thuyên giảm và thậm chí còn đau hơn trước, bạn nên cẩn thận vì vết thương có thể bị nhiễm trùng.

Cơ thể mệt mỏi

Khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công sẽ cảm thấy mệt mỏi và suy nhược, cũng như đau nhức, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.

Vết thương nhiễm trùng gây ra hậu quả gì?

Viêm nhiễm là tình trạng cấp tính, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả khó lường. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Vết thương lâu lành

Nhiễm trùng là tình trạng da bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu các tế bào da chưa lành hẳn đã phải hứng chịu sự tấn công của vi khuẩn từ bên ngoài. Từ đó, vết thương sẽ cần nhiều thời gian hơn để chữa lành. Nên đến cơ sở y tế để kiểm tra các dấu hiệu trên. Đồng thời xây dựng các biện pháp chăm sóc vết thương phù hợp để cải thiện tình trạng này. 

Vết thương để lại sẹo

Nhiễm trùng gây ra tổn thương sâu và rộng ở dưới lớp da. Do đó, trong quá trình hồi phục sẽ có nguy cơ cao bị sẹo xấu, tùy theo cơ địa và mức độ nhiễm trùng của vết thương mà hình thành các loại sẹo khác nhau như sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo thâm,...

Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hở? Có thể gây ra những hậu quả gì? 2 Vết thương hở nếu không được chăm sóc và kiêng khem cẩn thận sẽ để lại sẹo

Viêm mô tế bào

Đây là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở da và các mô dưới da, thường gặp nhất là do liên cầu hoặc tụ cầu. Viêm mô gây sưng, đỏ và đau ở vùng da bị ảnh hưởng. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, bệnh nhân có thể bị sốt và các hạch bạch huyết khu vực có thể bị sưng lên. 

Viêm cân hoại tử

Viêm cân hoại tử là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila gây ra. Đây là một chủng vi khuẩn Aeromonas Hydrophila. Vi khuẩn có khả năng phá hủy nhanh chóng các mô cơ và gây hoại tử. Kết quả là người bệnh sẽ bị đau khủng khiếp khắp cơ thể.

Nhiễm trùng huyết 

Nhiễm trùng huyết là một tình trạng nhiễm trùng rất nặng có thể tử vong. Theo các chuyên gia y tế, nếu bạn sống sót sau nhiễm trùng huyết, tỷ lệ tử vong vẫn có thể lên tới 26% trong vòng một năm. Có thể thấy, căn bệnh này để lại nhiều hậu quả nặng nề cho người bệnh như giảm nhận thực hay khả năng vận động.

Với những vết thương tổn thương nặng càng điều trị càng tốt để tránh những hậu quả nguy hiểm về sau.

Cần làm gì để hạn chế tình trạng vết thương bị nhiễm trùng?

Một số điều bạn cần làm để hạn chế tình trạng vết thương bị nhiễm trùng:

  • Trước khi xử lý vết thương bạn cần rửa sạch tay bằng xà phòng để tránh viêm nhiễm.
  • Với các vết thương hở, việc sát trùng là hoàn toàn quan trọng. Đặc biệt là khi vết thương bị nhiễm trùng, khi bị nhiều vi khuẩn tấn công thì cần phải sát khuẩn.
  • Sau khi sát trùng cần bôi thuốc dưỡng ẩm cho vết thương không bị khô và nhanh lành hơn.
  • Sử dụng băng gạc che chắn vết thương để không bị vi khuẩn hay bụi bẩn bên ngoài gây ảnh hưởng.
Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hở? Có thể gây ra những hậu quả gì? 3 Để không nhiễm trùng vết thương cần xử lý sạch sẽ từ đầu kết hợp vệ sinh hàng ngày

Tiêu chí chọn dung dịch sát khuẩn

Khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng: Nói chung, nguyên nhân chính gây nhiễm trùng vết thương là vi khuẩn tụ cầu. Một loại vi khuẩn trú ngụ trên bề mặt da. Ngoài ra, các hoạt chất khác như nấm, virus cũng có khả năng tấn công gây bệnh. Loại bỏ hết các mầm bệnh này giúp vết thương không bị nhiễm trùng và tiết dịch. 

Không đau, rát da: Thông thường vết thương bị nhiễm trùng đã rất đau rát. Vì vậy, bạn phải lựa chọn dung dịch sát trùng an toàn và phù hợp với làn da. Tiêu chí này cần được ưu tiên khi bôi thuốc sát trùng đặc biệt với trẻ em, người già,... 

Không gây tổn thương cho nguyên bào sợi và mô hạt: Vết thương chỉ lành khi quá trình tái tạo lại tại vị trí vết thương diễn ra tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều giải pháp diệt vi khuẩn chỉ đảm bảo chức năng làm sạch mà không thúc đẩy làm lành vết thương. Vì vậy, sau nhiều ngày vết thương vẫn không có tiến triển gì.

Vết thương hở do chấn thương hoàn toàn không quá nguy hiểm nếu được xử lý đúng cách. Nhưng để nhiễm trùng vết thương hở thì rất nguy hiểm vì rất ra nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe. Vì vậy các bạn cần nắm rõ các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hở trên để bảo vệ sức khoẻ nhé.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin