Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương mà bạn cần lưu ý

Ngày 26/10/2022
Kích thước chữ

Trong cuộc sống hàng ngày, việc gặp sự cố khiến da bị trầy xước hoặc nặng hơn như vết thương chảy mủ, nhiễm trùng là điều rất dễ xảy ra. Việc quan trọng lúc này là nắm được cách xử trí vết thương nhanh chóng và đúng, tránh để tình trạng tăng nặng hay thậm chí là nhiễm trùng. Nếu vết thương có hiện tượng mưng mủ, chảy dịch, sưng,... thì có thể đó là dấu hiệu của vết thương đang nhiễm trùng, hoại tử. 

Bài viết dưới đây sẽ nêu ra một số dấu hiệu của vết thương bị nhiễm trùng để bạn lưu ý cũng như một số cách xử lý vết thương tránh tình trạng nhiễm trùng. 

Vết thương chảy mủ xảy ra như thế nào?

Khi vùng da chưa bị tổn thương, bề ngoài của da sẽ được lớp acid mỏng bảo vệ nhờ vào tuyến bã nhờn tiết ra. Lớp màng này sẽ điều chỉnh độ pH, nuôi hệ sinh vật có lợi trên da. Ngoài ra, các sinh vật có lợi này sẽ có khả năng ngăn chặn các mầm bệnh tấn công vào cơ thể chúng ta. Do đó, trong điều kiện bình thường, nếu không có tổn thương trên da sẽ không có phản ứng viêm trên da. 

Khi xuất hiện bất kỳ vết rách hay trầy xước nào, cấu trúc của da sẽ bị phá vỡ và dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Khi bất cẩn, vết thương có thể bị nhiễm trùng, trong đó mức độ nhẹ là da tiết ra chất dịch lỏng, đối với trường hợp nhiễm trùng nặng hơn thì sẽ có chảy dịch màu vàng hoặc trắng đục. 

Dấu hiệu nhiễm trùng của vết thương 1

Khi xuất hiện trầy xước, cấu trúc của da sẽ bị phá vỡ

Dấu hiệu nhiễm trùng của vết thương 

Vết thương hở bị sưng và mưng mủ là 2 dấu hiệu thường gặp nhất khi vết thương bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, vết thương nhiễm trùng còn có nhiều dấu hiệu khác như: 

  • Vết thương bị sưng: Dấu hiệu này thường xuất hiện khi thời gian đầu mới bị thương. Tuy nhiên nếu vết thương bị nhiễm trùng thường sẽ bị sưng 4-6 ngày sau đó. 
  • Vết thương bị mưng mủ: Đây là dấu hiệu rõ nhất của việc vết thương bị nhiễm trùng. Vết thương chảy mủ màu vàng, có mùi hôi, xuất hiện sau 3-4 ngày. 
  • Vết thương đau dần: Vết thương bị nhiễm trùng thường đau dần qua từng ngày thay vì giảm đau.
  • Sốt: Tùy vào mức độ của vết thương mà sốt có nặng hay không. Nếu vết thương nặng, người bệnh thường bị sốt cao, sốt toàn thân, sốt về chiều và đi kèm hiện tượng mệt mỏi.

Dấu hiệu nhiễm trùng của vết thương 2

Nếu vết thương nặng, người bệnh thường bị sốt cao, sốt toàn thân

Cách chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng

Tùy vào mức độ của vết thương, vị trí vết thương, khu vực vết thương mà có phương pháp điều trị khác nhau. Ngoài ra, sức khỏe của bệnh nhân, thời gian bị thương cũng là yếu tố cần lưu ý khi thực hiện xử lý vết thương nhiễm trùng. Nếu vết thương có mủ nặng thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám. 

Một số gợi ý giúp bạn xử lý vết thương bị nhiễm trùng:

  • Rửa sạch vết thương: Khi vết thương bị nhiễm trùng, cần rửa sạch vết thương với dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý. Có thể sử dụng xà phòng để rửa, tuy nhiên phải là xà phòng không kích ứng, dịu nhẹ trên da.
  • Loại bỏ các vi khuẩn, các mô bị hoại tử: Khi xử lý tình trạng nhiễm trùng vết thương, việc loại bỏ đi phần hoại tử là một bước vô cùng quan trọng. Loại bỏ vi khuẩn, mủ, mô hoại tử là loại bỏ nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm trùng, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Cắt bỏ phần hoại tử có thể thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật và sẽ được tiến hành nếu phần hoại tử quá lớn và sâu. 
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Bôi trực tiếp lên vết thương hoặc uống thuốc kháng sinh toàn thân nếu nhiễm trùng nặng. Khi sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Băng vết thương: Đối với vết thương nhẹ, bạn không cần băng lại. Còn đối với vết thương nặng hay vết mổ, trong thời gian đầu nằm viện, bạn sẽ được y ta thay tháo băng, khi về nhà thì có thể để vết mổ được thoáng và sạch. 

Trong một số trường hợp, khi vết thương nhiễm trùng đã được chữa trị xong, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thêm kem Hyalo4 Plus để kiểm soát các tổn thương trên da, tránh vết thương bị tái nhiễm trùng trở lại. Đây là một sản phẩm bôi ngoài da giúp thúc đẩy sự chữa lành vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng. Trong Hyalo4 Plus có thành phần chính là axit hyaluronic, ngăn chặn sự lây nhiễm vi sinh vật, từ đó giúp cải thiện vết thương nhanh lành hơn. Khi sử dụng kem này, bạn có thể thay băng 1 lần/ngày để giảm sự khó chịu cho bệnh nhân, hạn chế vết thương tiếp xúc nhiều với không khí, giảm khả năng nhiễm trùng cho vết thương. 

Kem Hyalo4 Plus được ưa dùng nhờ vào những ưu điểm nổi bật như:

  • Axit Hyaluronic đã cung cấp cho vết thương một môi trường ẩm hoàn hảo, tạo điều kiện chữa lành và tái biểu mô hóa. 
  • Silver sulfadiazine có vai trò kháng khuẩn phổ rộng và chống lại nhiều loài nấm như P. aeruginosa và E. pyrogenes, những vi sinh vật hay cư trú trong vết thương nhiễm trùng. 

Dấu hiệu nhiễm trùng của vết thương 3

 Kem Hyalo4 Plus kiểm soát các tổn thương trên da

Để đảm bảo vết thương mau lành, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, người bệnh nên kết hợp với việc bổ sung chất dinh dưỡng, kiêng sử dụng các thực phẩm dễ bị mưng mủ vết thương và hạn chế cử động mạnh ở khu vực có vết thương, thường xuyên làm sạch vết thương để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin