Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Dấu hiệu thai nhi quay đầu. Cần làm gì nếu thai nhi chậm quay đầu?

Ngày 30/11/2022
Kích thước chữ

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 thì thai nhi sẽ quay đầu và chuyển về tư thế gần phía âm đạo nhằm chuẩn bị quá trình chào đời được dễ dàng hơn. Vì thế, theo dõi quá trình này, biết được dấu hiệu thai nhi quay đầu là vô cùng quan trọng.

Việc thai nhi quay đầu thường diễn ra trong một khoảng thời gian. Cuối cùng đạt được tư thế đúng đó là đầu bé sẽ hướng xuống âm đạo, còn mặt và thân trước cơ thể thì úp về phía lưng của người mẹ. Lúc này, cột sống của thai nhi đối diện với bụng mẹ. Đây chính là tư thế cực kỳ dễ dàng để em bé chào đời được khỏe mạnh và an toàn nhất. Vậy thì dấu hiệu thai nhi quay đầu là gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau

Dấu hiệu thai nhi quay đầu

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết: thông thường, thai nhi sẽ quay đầu vào khoảng từ 32 - 36 tuần tuổi. Thế nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ là thai nhi quay đầu sớm hơn, từ tuần thai thứ 28 hoặc là gần đến khi đau bụng chuyển dạ mới thấy có dấu hiệu bắt đầu thay đổi tư thế. Mẹ bầu cũng có thể cảm nhận được dấu hiệu thai nhi quay đầu với nhiều biểu hiện rất đặc trưng, nhất là về chuyển động của trẻ ở trong bụng.

Dấu hiệu thai nhi quay đầu, cần làm gì nếu thai nhi chậm quay đầu?1 Dấu hiệu thai nhi quay đầu thường có những biểu hiện nào?

Tuy nhiên, hầu hết chị em đang mang thai lần đầu tiên lại lúng túng với những vấn đề về theo dõi hay chăm sóc sức khỏe lúc mang thai. Do vậy, đừng quên chú ý những dấu hiệu này nhé: 

Ấn nhẹ tay vào vùng xung quanh xương mu

Khi thai nhi đã quay đầu hoàn toàn thì đầu của trẻ sẽ hướng về phía âm đạo, tạo một áp lực trực tiếp đến tử cung để tử cung mở chuẩn bị sinh. Vì vậy, chỉ cần mẹ ấn nhẹ vào vùng xương ở quanh mu, khi thấy có gì đó cứng tròn thì đây chính là phần đầu của bé, chứng tỏ bé đã ổn định và đúng vị trí. Còn với thai nhi chưa quay đầu thì phần bạn sờ thấy thường sẽ là mông của con và cảm giác ấn mềm hơn so với đầu.

Lắng nghe nhịp tim

Một khi thai nhi đã quay đầu thì vị trí của tim trẻ sẽ thay đổi theo. Những tháng cuối thai kỳ an toàn có thể nghe được nhịp tim thai nhi khi người lớn áp tai vào bụng. Vì thế, có thể nhờ chồng lắng nghe nhịp tim của con. Nếu tiếng nhịp tim có phát ra ở vùng bụng dưới, khả năng cao thai nhi đã quay đầu hoàn toàn.

Cảm nhận sự thay đổi trong từng cử động thai

Dấu hiệu thai nhi quay đầu mà mẹ có thể tự cảm nhận chính là dựa vào cử động thai nhi trong bụng. Thai nhi đã quay đầu thì mẹ sẽ càng nhận được sự khác biệt hoàn toàn với những cử động thai trước đó. Có thể là tiếng nấc hay sự đạp nhẹ ở vùng bụng dưới, cú đá mạnh với vùng bụng trên. Việc đạp nhẹ đó chính là từ cử động tay của con và cú đá là từ đầu gối hoặc bàn chân trẻ đang chuyển động.

Siêu âm

Đến phòng khám siêu âm là cách để chẩn đoán chính xác nhất vị trí đầu của thai nhi. Lúc này bạn sẽ biết được thai nhi đã quay đầu hay chưa.

Dấu hiệu thai nhi quay đầu, cần làm gì nếu thai nhi chậm quay đầu?2 Siêu âm để cách để biết được thai nhi quay đầu chưa

Thai nhi chưa quay đầu thì mẹ bầu nên làm gì?

Nếu thai nhi ở trạng thái đã quay đầu thì mẹ sẽ sinh thường dễ nhất. Ngược lại, trong trường hợp thai nhi chưa quay đầu, hãy tập một số động tác cực kỳ đơn giản sau để hỗ trợ bé nhé:

Hạn chế việc ngồi quá nhiều

Đừng ngồi lì quá nhiều. Bạn hãy thường xuyên đi lại và giải lao, vận động cho cơ thể thoải mái nhất để trẻ dễ quay đầu hơn. Hoặc đặt đầu gối thấp hơn so với mông.

Tư thế ngồi kê mông cao với đệm hoặc gối nhỏ, hay chọn loại ghế đổ người phía trước, sao cho đầu gối thấp hơn hông. Tư thế này cũng thuận lợi giúp thai nhi quay đầu dễ hơn.

Nằm nghiêng

Các mẹ sẽ giảm áp lực lưu thông máu và oxy dễ hơn nhờ việc nằm nghiêng, đồng thời giúp bé dễ dàng xoay chuyển hơn.

Ngoài ra mẹ có thể thực hiện thêm một số thao tác như làm tư thế quỳ giống tư thế của em bé đang tập bò, nhớ rướn người lên xuống vài lần cho mỗi ngày. Hãy đi bộ ít nhất 20 phút/ngày, sự chuyển động của cơ thể này tác động tốt cho khung xương chậu để thai nhi dễ quay đầu hơn. Ngoài ra, khi nằm ngửa thì tránh đặt chân cao là được.

Dấu hiệu thai nhi quay đầu, cần làm gì nếu thai nhi chậm quay đầu?3 Việc nằm nghiêng sẽ giúp thai nhi quay đầu dễ hơn

Dấu hiệu thai nhi quay đầu muộn/sớm hoặc không có dấu hiệu quay đầu cũng khiến các bà mẹ hết sức lo lắng. Các mẹ lưu ý việc thai nhi quay đầu là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh đẻ. Nếu con không quay đầu thì mẹ sẽ sinh khó và phải đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho cả hai. Cho nên càng về những tháng cuối thai kỳ, càng phải khám thai định kỳ thường xuyên và theo dõi liên tục. Từ đó có biện pháp kịp thời trước khi lâm bồn.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin