U nguyên bào màng phổi là một loại u hiếm gặp ở trẻ em. Dưới đây một số thông tin về những thay đổi bất thường trong cơ thể trẻ và xét nghiệm cần có để chẩn đoán loại bệnh này.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh u nguyên bào màng phổi
Trẻ bị u nguyên bào màng phổi thường có những triệu chứng dưới đây. Tuy nhiên khối u này rất hiếm nên đôi khi người bệnh không có bất kỳ biểu hiện nào trong những triệu chứng này, hoặc triệu chứng xuất hiện là do một bệnh khác.
Có 2 nhóm triệu chứng u nguyên bào màng phổi như sau:
- Khó thở đột ngột: Hiện tượng này là do không khí thoát ra từ các nang phổi vào trong khoang lồng ngực. Tình trạng không khí xuất hiện trong khoang lồng ngực được gọi là tràn khí màng phổi.
- Các triệu chứng của khối u này có khi gần giống như triệu chứng của bệnh viêm phổi hay nhiễm trùng hô hấp. Một số triệu chứng thường gặp như mệt mỏi, sốt, ho, đau ngực. Khi chụp X-quang thì biểu hiện đầu tiên thường sẽ là viêm phổi. Thường thì trẻ bị u nguyên bào màng phổi sẽ được điều trị viêm phổi từ 2 - 3 tuần, sau đó từ các xét nghiệm cho thấy chúng không bị nhiễm trùng và có khả năng là có khối u ở ngực.
Dấu hiệu u nguyên bào màng phổi ở trẻ thường rất khó phát hiện
Các xét nghiệm cần phải có để chẩn đoán u nguyên bào màng phổi
Chẩn đoán u nguyên bào màng phổi phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm dưới kính hiển vi của những mô lấy ra từ lồng ngực, có thể là mô của u nang hoặc u đặc. Tuy nhiên không phải xét nghiệm nào cũng được sử dụng cho mọi đối tượng trẻ em.
- Type I: Với bệnh type I thì các nang chỉ có một chút bất thường. Tuy nhiên, khi đánh giá kỹ lưỡng cho thấy thành của nang chứa một lượng rất nhỏ các tế bào ung thư phổi.
- Type II và III: Khi quan sát dưới kính hiển vi sẽ dễ dàng nhận ra ung thư từ những mô lấy ra từ lồng ngực. Tuy nhiên vì loại u này rất hiểm nên bác sĩ giải phẫu khó mà xác định chính xác type của bệnh. Bên cạnh đó thì loại này có thể khiến di căn sang tim, nên bác sĩ cũng cần phải kiểm tra động mạch chủ của tim và khoang lồng ngực. Để xác định chính xác thì bác sĩ sẽ gửi mẫu mô cho các chuyên gia để giúp chẩn đoán chính xác.
Các xét nghiệm cần phải có để chẩn đoán u nguyên bào màng phổi
Ngoài việc xác định qua khám thực thể thì bác sĩ cũng sẽ dùng một số các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh như sau:
- Sinh thiết: Làm sinh thiết là lấy một lượng mô nhỏ để phân tích dưới kính hiển bi. Mẫu mô sau khi lấy ra sẽ được các chuyên gia phân tích. Trong khi các xét nghiệm khác chỉ có thể gợi ý sự tồn tại của khối u thì sinh thiết là hình thức chẩn đoán chính xác nhất.
- X-quang: Chụp X-quang là sử dụng một lượng nhỏ bức xạ để tạo ra hình ảnh các cấu trúc bên trong cơ thể.
- Chụp CT hoặc CAT (chụp lớp cắt vi tính): Là sử dụng tia X để chụp các góc khác nhau, kết hợp thành hình ảnh 3 chiều chi tiết, để từ đó có thể phát hiện bất cứ thay đổi bất thường nào và khối u trong cơ thể. Phương pháp này cũng có thể sử dụng để đo kích thước của khối u. Trong trường hợp cần những hình ảnh rõ ràng hơn, bác sĩ thường đưa vào cơ thể bệnh nhân một loại thuốc nhuộm đặc biệt gọi là thuốc cản quang trước khi chụp. Loại thuốc này được tiêm vào tĩnh mạch của người bệnh hoặc uống dưới dạng viên, chất lỏng. Chụp CT là phương án tốt nhất để đánh giá tổn thương sau khi phát hiện điều bất thường trong kết quả chụp X-quang.
- Chụp MRI (cộng hưởng từ): Thay vì sử dụng tia X, MRI sẽ dùng từ trường để tái hiện những hình ảnh chi tiết trong cơ thể. Tương tự như chụp CT thì MRI cũng sẽ sử dụng một loại thuốc nhuộm (thuốc đối quang từ) trước khi chụp. Loại thuốc này có thể tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, hoặc uống dưới dạng viên hay chất lỏng. MRI cũng có thể sử dụng như cách đo kích thước khối u, tuy nhiên đây không phải là cách tốt nhất để kiểm tra bên trong lồng ngực. Xét nghiệm này mục đích để khảo sát sự lan rộng của khối u đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Xạ hình xương: Là phương pháp sử dụng chất phóng xạ để khảo sát bên trong xương. Sau khi tiêm chất phóng xạ vào tĩnh mạch của bệnh nhân, chúng sẽ được giữ tại nhiều vùng khác nhau của xương và được phát hiện bởi một loại camera đặc biệt. Theo đó vùng màu xám sẽ là vùng xương khỏe mạnh, vùng màu đen ám chỉ những vùng xương đang gặp vấn đề (có thể do khối u).
Những xét nghiệm này nhằm giúp bác sĩ đánh giá và phân loại khối u chính xác hơn.
Ngoài việc xác định qua khám thực thể thì bác sĩ cũng sẽ dùng một số các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh
Những giai đoạn của bệnh U nguyên bào màng phổi
Phân loại giai đoạn giúp mô tả rõ hơn về khối u, bao gồm vị trí, mức độ lan rộng/di căn, và những ảnh hưởng của khối u tới những bộ phận khác của cơ thể. Xác định được giai đoạn ung thư giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị tốt nhất và tiên lượng khả năng hồi phục của bệnh nhân.
Dưới đây là các tiêu chí sau giúp bác sĩ đánh giá phân loại u nguyên bào màng phổi:
- Type I: Type I thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi. Khối u tạo thành phần lớn từ các nang và hầu như không có các khối u nhỏ, đặc (hay còn được gọi là nốt). Có thể có sự hiện diện của các tế bào ung thư trong lớp vỏ mỏng ở thành nang. Đây thường là type u nguyên bào màng phổi có tiên lượng tốt nhất.
- Type Ir: Type Ir được tạo thành từ các nang không chứa tế bào ung thư.
- Type II: Type II chứa cả nang và nốt ung thư. Type này xảy ra phổ biến nhất ở trẻ khoảng 3 tuổi.
- Type III: Type III là một khối u đặc ác tính, xảy ra phổ biến nhất ở trẻ khoảng 4 tuổi.
- Tái phát: Tái phát là giai đoạn ung thư xuất hiện trở lại sau khi đã được điều trị. Nếu tái phát xảy ra, khối u cần được đánh giá lại bằng các tiêu chí nêu trên, quá trình này được gọi là đánh giá lại giai đoạn.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về những phương pháp điều trị u nguyên bào màng phổi ở trẻ. Từ đó sẽ giúp quá trình điều trị và phục hồi hiệu quả hơn.
Thủy Phan
Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com