Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau khớp gối có nên xoa bóp không?

Ngày 26/03/2022
Kích thước chữ

Khi khớp gối bị đau, sưng, nhiều người sẽ có phản ứng xoa bóp nhằm làm xoa dịu cảm giác đau. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng không nên làm việc này. Vậy đau khớp gối có nên xoa bóp không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng đau đầu gối. Tùy theo mức độ và nguyên nhân gây đau nhưng đây thường là dấu hiệu cho biết tình trạng tổn thương sụn khớp kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian. 

Bệnh đau/viêm khớp gối phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên người trẻ mắc bệnh này hiện nay cũng không hiếm xuất phát từ lối sống ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không khoa học.

Đau khớp gối có nên xoa bóp không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? 1 Bệnh đau/viêm khớp gối phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên người trẻ mắc bệnh này hiện nay cũng không hiếm.

Thời điểm bắt đầu, người bệnh sẽ thấy khớp bị mỏi, vận động khó khăn hơn. Sau khoảng thời gian sẽ kéo theo cảm giác đau xuất hiện, đặc biệt là những lúc bước lên cầu thang hoặc khi thời tiết thay đổi; thỉnh thoảng còn nghe nghe tiếng lạo xạo trong khớp gối khi vận động nữa. 

Ở mức độ tăng nặng, khớp sẽ cứng đột ngột khiến người bệnh không thể co duỗi được. Nếu gặp các triệu chứng nói trên, bạn có thể tự xoa bóp huyệt giúp giảm đau và phục hồi vận động khi bị đau khớp gối bằng các cách như sau:

Xát day khớp gối

Ngồi trên giường cứng, duỗi thẳng hai chân, hai bàn tay ôm lấy hai bên khớp gối và xát từ trên xuống và ngược lại, làm đều đặn 20 lần. Tiếp đó, người bệnh đặt hai bàn tay úp lên hai xương bánh chè rồi day tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần và làm ngược lại 20 lần.

Miết khớp gối

Chỉnh tư thế ngồi sao cho cẳng chân vuông góc với đùi, hai ngón cái đặt vào phía trước đầu gối, các ngón còn lại ấp vào khoeo. Sau đó, người bệnh dùng hai ngón cái với lực vừa phải miết hướng vào tâm (phía trước đầu gối), rồi lại miết từ tâm ra phía sau đầu gối dọc theo khe khớp gối, làm 20 lần. Lặp lại y như vậy với chân còn lại.

Vận động khớp gối

Người bệnh ngồi trên ghế, cẳng chân vuông góc với đùi. Hai tay ôm lấy khớp gối, co duỗi nhẹ nhàng khoảng 20 lần, lặp lại y như vậy với chân bên kia.

Ngồi thẳng người trên ghế, chỉnh tư thế cẳng chân và đùi vuông góc với nhau, sau đó dùng hai ngón tay cái cùng lúc day ấn các huyệt âm lăng tuyền, huyết hải, túc tam lý (làm từ 1 – 2 phút cho mỗi huyệt). Đồng thời dùng hai ngón giữa đồng thời day ấn huyệt ủy trung, huyệt thừa sơn ở hai bên chân, mỗi huyệt 1 – 2 phút.

Việc tự xoa bóp này cần làm đều đặn 2 lần/ngày, cả khi khớp không đau hoặc đau nhẹ. Lưu ý, khi đau cấp điều cần thiết là bạn phải hạn chế vận động và kết hợp dùng thuốc. Khi hết đau, bạn cần vận động khớp gối để tránh khớp bị cứng khớp.

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? 2 Đau khớp gối có nên xoa bóp không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Không xoa bóp khi khớp gối đang sưng

Đau khớp gối có nên xoa bóp không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Có người nói nên nhưng có người lại nói là không nên. Thực hư thế nào?

Như bài viết đã có đề cập ở trên, khi bị đau cấp, bạn có thể áp dụng cách xoa bóp, bấm huyệt để giảm đau và phục hồi vận động.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên đều đặn xoa bóp khớp gối vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, khi khớp gối không đau hoặc đau nhẹ, hoặc thời điểm khớp bị cứng và nghe có âm thanh lạo xạo.

Như vậy, việc bạn xoa bóp sẽ có ích trong một số trường hợp, với tác dụng làm giảm cơn co cứng. Tuy nhiên, có những trường hợp bạn không bao giờ được xoa bóp, đặc biệt là xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp đang viêm cấp như sưng, nóng, đỏ...

Theo y học cổ truyền, khi đau có thể dùng châm cứu để giảm đau. Việc dùng kim châm vào những huyệt ở vùng khớp bệnh và xung quanh này sẽ khơi thông kinh mạch, khí huyết được điều hoà thì cơn đau cũng sẽ giảm. 

Trong trường hợp cơn đau nhiều, kèm theo sưng đỏ vùng khớp, nếu thực hiện xoa bóp trực tiếp lên vùng tổn thương sẽ càng làm tình trạng tồi tệ hơn, cơn đau nặng lên. Trường hợp này cần phải giải quyết triệu chứng sưng đau trước, sau đó mới phục hồi lại khớp bằng biện pháp khác. 

Chườm nóng

Làm nóng là một trong những cách tốt nhất giúp giảm đau khi bạn bị đau khớp gối (với người bệnh không có bệnh lý gì đặc biệt). Tùy theo tình trạng và mức độ, bạn có thể tắm nước nóng toàn thân (áp dụng cho các trường hợp viêm nhiều khớp), tắm nóng từng phần (những người không tắm được toàn thân hay đau khớp cục bộ, tay chân…), đắp nóng hoặc chườm nóng, dùng đèn hồng ngoại.

Người bệnh chỉ nên tắm nóng ở nhiệt độ nước khoảng từ 30-40 độ C, trong thời gian từ 15-20 phút. Nước nóng sẽ giúp giảm đau, tăng tuần hoàn ngoại vi, tạo thư giãn cơ, giảm cơn co cứng cơ và giúp người bệnh thực hiện một số cử động chủ động của khớp trong nước. 

Bên cạnh đó, có thể đắp nước nóng bằng túi chườm nóng lên chỗ đau ở một hoặc hai khớp, trong khoảng thời gian tối đa 20 phút. Nếu dùng đèn hồng ngoại, nên đặt cách da 60cm, thời gian chiếu tối đa 30 phút…

Nghỉ ngơi có tác dụng giảm đau ở người bệnh viêm khớp mạn tính và trong nhiều trường hợp có thể đẩy lùi cơn bệnh. Nếu khớp đau do nguyên nhân cơ học như đau dây chằng hoặc lớp sụn thì nghỉ ngơi hoặc bất động khớp là cách điều trị tốt nhất.

Lưu ý là nằm lâu một chỗ cũng không tốt vì có thể gây ra những nguy cơ ảnh hưởng tới chức năng vận động cũng như thương tật thứ cấp. Nếu có thể, người bệnh hãy di chuyển nhẹ nhàng để tránh co rút khớp.

Đắp lá ngải cứu

Một phương pháp khá hiệu quả là có thể dùng lá ngải cứu giảm đau khớp gối. Rửa sạch lá ngải cứu trắng, sau đó nướng lên cùng muối cho nóng rồi đắp vào chỗ khớp bị đau. Liệu pháp này sẽ giúp làm giảm cơn đau, giảm sưng cho khớp. Ngoài ra, người bệnh có thể ngâm chân với nước muối ấm và gừng trong thời gian từ 15 - 30 phút mỗi ngày một lần để làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân, đồng thời giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.

Theo khuyến cáo từ chuyên gia, người bệnh sau vài ngày áp dụng các biện pháp nói trên mà tình trạng không thuyên giảm hoặc giảm không đáng kể thì nhanh chóng đến cơ sở y tế để chữa bệnh, không nên tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? 3 Người nào cũng sẽ phải đối mặt với cơn đau khớp gối ít nhất một lần trong đời.

Phòng thoái hóa khớp gối cần lưu ý gì?

Người nào cũng sẽ phải đối mặt với cơn đau khớp gối ít nhất một lần trong đời. Khi khớp gối bị đau, cảm giác đau nhức khó chịu sẽ hành hạ bạn ngắn/dài tùy nguyên nhân, mức độ đau khác nhau. Do đó, phòng bệnh hơn trị bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau đây để phòng ngừa và hạn chế bị đau khớp gối:

  • Duy trì tập thể dục thường xuyên ở mức độ phù hợp, trong thời gian khoảng 20 - 30 phút mỗi lần, ít nhất là 3 lần/tuần. Đi bộ, yoga, bơi, đạp xe đạp… là những môn vận động nhẹ nhàng có thể ưu tiên chọn lựa.
  • Kiểm soát cân nặng, không để thừa cân, béo phì sẽ gây sức ép đè nặng lên khớp. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các thức ăn giàu canxi như sữa tươi, sữa chua, các loại tôm tép.
  • Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt hằng ngày như ngồi chồm hổm, khom cúi kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của khớp gối. Đặc biệt tránh đi giày gót cao.

Xem thêm: Cách chữa đau khớp gối cho người già tại nhà

 

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin