Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩTrần Thị Mỹ Linh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.
Cứng khớp là triệu chứng mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là ở người cao tuổi. Đây là triệu chứng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây hạn chế hoạt động hằng ngày của bạn. Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp khắc phục triệu chứng này và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cứng khớp là cảm giác đau khi di chuyển khớp, cử động của khớp bị hạn chế hoặc khó khăn, bạn không thể di chuyển hết tầm vận động bình thường của khớp. Nguyên nhân là vì khi bạn già đi, sụn khớp (chất xốp bảo vệ các đầu xương) bắt đầu khô và cứng lại. Cơ thể bạn cũng tạo ra ít dịch khớp hơn, là chất hoạt động giống như dầu bôi trơn để giữ cho khớp của bạn hoạt động trơn tru. Những điều này làm cho các khớp của bạn có thể không còn cử động tự do như trước nữa và dẫn đến triệu chứng cứng khớp. Không phải tất cả các khớp cứng đều là kết quả của tuổi tác. Nhiều tình trạng khác có thể gây ra cứng khớp như viêm khớp dạng thấp, lupus và viêm bao hoạt dịch, viêm khớp gout.
Bạn có thể cứng khớp vào mỗi buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu. Thời gian cứng khớp có thể kéo dài từ vài phút trong trường hợp nhẹ đến hơn 1 giờ trong trường hợp nặng.
Trong một số trường hợp, cứng khớp có thể đi kèm với triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Đây là dấu hiệu báo động của một tình trạng viêm khớp, viêm khớp gây phá hủy khớp và các mô xung quanh khớp do đó hãy liên hệ ngay với bác sĩ để giải quyết tình trạng này sớm nhất có thể.
Các yếu tố về lối sống, bao gồm chế độ ăn uống, vận động và cân nặng, cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp và dẫn đến cứng khớp.
Cứng khớp cũng có thể gây ra các triệu chứng như:
Bạn nên lên lịch đến gặp bác sĩ để kiểm tra các dấu hiệu chấn thương hoặc nhiễm trùng nếu bạn đột ngột bị đau và cứng khớp. Nếu bạn bị cứng và sưng mãn tính ở khớp trong vài tuần hoặc vài tháng hãy gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến gây cứng khớp, chủ yếu do hiện tượng lão hóa các cơ, sụn khớp, dây chằng, xương khớp. Ngoài quá trình lão hóa thông thường, một số bệnh hoặc tình trạng nhất định có thể gây cứng khớp bao gồm:
Cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ dậy là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi, với các triệu chứng như tê cứng, khó vận động và hạn chế khả năng di chuyển của khớp. Thông thường, tình trạng này kéo dài từ 15 đến 20 phút trước khi người bệnh có thể di chuyển lại bình thường. Nguyên nhân gây ra hiện tượng cứng khớp có thể bao gồm các vấn đề liên quan đến bệnh lý xương khớp, chấn thương trước đó hoặc thiếu hụt một số khoáng chất thiết yếu trong cơ thể.
Cứng khớp có cần phải phẫu thuật hay không phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Để xác định phương pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân cần được thăm khám tại các chuyên khoa khớp hoặc nội tổng quát. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm tùy thuộc vào mức độ cứng khớp. Bên cạnh đó, vật lý trị liệu cũng là một phương pháp hữu ích để tăng cường sự linh hoạt và đàn hồi cho khớp. Phẫu thuật chỉ được xem xét khi tình trạng cứng khớp nặng và không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Vì vậy, khi có dấu hiệu cứng khớp, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên môn và trang thiết bị hiện đại để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị tự nhiên có thể hỗ trợ giảm cứng khớp bao gồm sử dụng dầu cá, hạt lanh và glucosamine sulfate.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Cứng khớp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động, gây mất khả năng cầm nắm và đi lại, với khoảng 90% bệnh nhân không thể cử động linh hoạt. Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến teo cơ, biến dạng khớp và tàn phế. Ngoài ra, cứng khớp còn có thể gây biến chứng tim mạch, với khoảng 30% bệnh nhân có nguy cơ tử vong nếu không được chữa trị đúng cách, đặc biệt là chứng hở van tim ở giai đoạn muộn.
Người bị cứng khớp nên duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu omega-3 và ít chất béo bão hòa. Các thực phẩm giàu omega-3 như cá biển, dầu oliu, dầu đậu nành, hạnh nhân, hạt và quả bơ nên được tăng cường để giảm viêm và chống cứng khớp. Cần tiêu thụ đủ đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, nhưng hạn chế thịt đỏ và hải sản gây dị ứng. Bổ sung vitamin D và E từ sữa, rau củ quả đa màu, ngũ cốc, hạt vừng, lạc và mầm lúa mạch giúp xương chắc khỏe và giảm đau viêm. Ngoài ra, uống ít nhất 2.5 lít nước mỗi ngày để duy trì hoạt động cơ thể, ngăn ngừa khô khớp và giảm đau nhức.
Hỏi đáp (0 bình luận)