Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau khi mắc Covid-19, nhiều người bị đau nhức và sưng khớp nghiêm trọng. Đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứng. Vậy đau khớp gối hậu covid-19 có nguy hiểm khôn? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) luôn cảnh báo với di chứng hậu Covid, bởi đây là tình trạng kéo dài, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của người bệnh. Triệu chứng phổ biến bao gồm khó thở hoặc thở gấp, đau nhức xương khớp (tay, chân, lưng), mất thăng bằng, suy giảm chức năng vận động, yếu cơ, tay chân mất sức, cơ thể dễ mệt mỏi...
Dù đã khỏi bệnh, hồi phục sức khỏe nhưng bệnh nhân Covid-19 vẫn gặp những triệu chứng như đau nhức cơ thể và mệt mỏi. Nhiều người còn gặp tình trạng đau nhức khớp và tê cứng cơ thể vào sáng sớm kéo dài hơn nửa tiếng với cường độ cơn đau từ trung bình đến dữ dội. Nếu gặp phải những dấu hiệu này, có thể bạn đang bị viêm khớp phản ứng.
Thường một tuần sau khi nhiễm Covid-19, các triệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứng sẽ xuất hiện và triệu chứng này sẽ gặp phổ biến hơn ở nam giới. Đau nhức khớp có thể xảy ra chủ yếu ở đầu gối, mắt cá chân và bàn chân, đôi khi còn đau ở cổ tay và vai.
Viêm khớp phản ứng là bệnh lý xảy ra sau quá trình nhiễm trùng do vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc đường tiêu hoá. Hệ thống miễn dịch của cơ thể dường như phản ứng quá mức với nhiễm trùng và bắt đầu tấn công các mô khỏe mạnh, dẫn đến sưng viêm. Dù vậy, hiện vẫn chưa xác định được lý do chính xác gây ra tình trạng này.
Hiện nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Hàn Quốc,... đã có những nghiên cứu cho thấy nhiễm Covid-19 và viêm khớp phản ứng có sự trùng hợp với nhau. Nếu một người sau khi khỏi Covid-19 mà cơn đau khớp kéo dài trên một tháng thì người đó có thể đã bị viêm khớp phản ứng.
Theo bác sĩ xương khớp người Ấn Độ Parikshit Sagdeo, rất nhiều bệnh nhân được dùng thuốc điều trị thấp khớp khi mắc Covid-19 nên cứ nghĩ rằng sau khi hồi phục sẽ không bị viêm khớp. Thực tế là ngược lại, nhiều bệnh nhân bắt đầu bị viêm khớp trong giai đoạn hậu Covid-19. Chính sự thay đổi trong hệ miễn dịch của bệnh nhân mới là nguyên nhân dẫn tới những vấn đề này chứ không phải do thuốc trị Covid-19. Một tháng sau khi hồi phục Covid-19, nếu bạn bị đau đầu gối hoặc khớp thì cần gặp bác sĩ để thăm khám và có biện pháp điều trị.
Khi một người bị viêm khớp, bao gồm đau khớp gối hậu Covid-19 có thể dùng thuốc giảm đau, tình trạng đau sẽ tự thuyên giảm trong vài tuần. Áp dụng cách chườm đá lạnh cũng có thể giúp giảm đau và giảm viêm. Trường hợp nếu dùng thuốc giảm đau, chườm đá vẫn không thuyên giảm thì có thể cần phải tiêm thuốc hoặc dùng thuốc trị viêm khớp như sulfasalazine hoặc có khi là một đợt uống steroid ngắn hạn. Tất nhiên, những liệu pháp này đều phải được thực hiện dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ có chuyên môn.
Sau khi tình trạng viêm cấp tính bắt đầu giảm, bệnh nhân cần tiến hành vật lý trị liệu với các bài tập vật lý cho khớp và cơ nhằm giúp phát triển cơ xung quanh các khớp bị ảnh hưởng. Đồng thời, những động tác chuyển động còn giúp tăng tính linh hoạt cũng như giúp khớp giảm độ cứng.
Thể trạng mỗi người là khác nhau nên di chứng hậu Covid-19 có thể kéo dài từ 1-6 tháng với mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Có những người chỉ bị khó chịu và suy nhược trong khoảng thời gian ngắn rồi hồi phục và trở về cuộc sống bình thường. Nhưng cũng có những người di chứng trong suốt thời gian dài, với nhiều bệnh lý khác nhau khiến đời sống và sinh hoạt ít nhiều bị ảnh hưởng.
Tình trạng Covid-19 để lại di chứng đau khớp, cứng cơ, thậm chí có thể biến chứng thành viêm khớp cũng không hiếm. Như đã đề cập ở trên, có nhiều cách giảm đau từ chườm, bôi thuốc, uống thuốc đến các phương pháp trị liệu bảo tồn không dùng thuốc - không xâm lấn như trị liệu nắn chỉnh cột sống (chiropractic), phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng…
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần giữ cho hệ hô hấp ổn định. Điều này nhằm giúp tuần hoàn máu lưu thông tối đa, hỗ trợ quá trình phục hồi đau xương khớp diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn cũng như giúp cải thiện tình trạng thở gấp, khó thở. Có hai bài tập thở phổ biến gồm thở cơ hoành và thở mím môi, bạn có thể áp dụng để hỗ trợ cho hệ hô hấp:
Thở cơ hoành:
Thở mím môi
Bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân F0 khỏi bệnh tùy theo khả năng của mỗi người mà nên thực hiện sớm các bài tập vận động. Chẳng hạn như các bài tập co duỗi khớp đơn giản, đạp xe đạp, đi bộ, đến các bài tập cường độ cao đều có thể giúp tinh thần sảng khoái, rút ngắn thời gian hồi phục. Đều đặn tập luyện mỗi ngày 30 phút sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho cơ thể, cơ bắp thêm dẻo dai; đồng thời còn kích thích sụn khớp được dinh dưỡng tốt hơn, tái tạo sụn khớp tổn thương cũng như giảm các phản ứng viêm có hại trong khớp. Bệnh nhân có biểu hiện yếu, teo cơ, cần được bác sĩ phục hồi chức năng tư vấn các bài tập phù hợp để sức mạnh và khối lượng cơ sớm phục hồi.
Ngoài ra, xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và hợp lý rất quan trọng không chỉ với bệnh nhân hậu Covid-19 mà ngay cả với người bình thường. Trong thực đơn nên bổ sung đủ nước, chất xơ, protein, vitamin trong rau xanh và trái cây; hạn chế ăn đường, không uống rượu, cafe, trà vì có thể gây khó ngủ. Đặc biệt, không hút thuốc sau quá trình chống chọi với Covid vì khói thuốc lá gây hại cho phổi - cơ quan bị suy yếu nhất.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.