Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Đau khớp gối khi mang thai có nguy hiểm không?

Ngày 28/03/2022
Kích thước chữ

Đau khớp gối là bệnh lý xảy ra phổ biến với mọi lứa tuổi, bao gồm phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng liệu đau khớp gối khi mang thai có nguy hiểm cho sức khỏe bản thân hay ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này nhé!

Khi mang thai, trọng lượng cơ thể tăng nhanh nên dễ gây áp lực lên khớp gối dẫn đến tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau khớp gối khi mang thai thì cũng không quá lo lắng vì thường chỉ cần nghỉ ngơi, duy trì hoạt động thể chất lẫn áp dụng một số biện pháp an toàn khác là có thể cải thiện được.

Nguyên nhân gây đau khớp gối khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị đau khớp gối. Bởi lúc này hormone của cơ thể người mẹ thay đổi, dễ làm ảnh hưởng đến hệ xương khớp và khởi phát những cơn đau. 

Đau khớp gối khi mang thai có nguy hiểm không? Phụ nữ mang thai mới gặp phải tình trạng đau khớp gối nhiều khả năng cơ thể bạn bị loãng xương do thiếu canxi.

Ngoài ra, nếu có thói quen giữ các tư thế không đúng trong sinh hoạt hàng ngày, cùng với chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học, thiếu chất cũng khiến bà bầu có thể bị đau khớp gối.

Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến bà bầu dễ bị đau khớp gối:

  • Viêm khớp dù là cấp tính hay mãn tính đều khiến khớp gối sưng đau, việc vận động trở nên khó khăn, nhất là những lúc thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống thấp;
  • Thoái hóa khớp gối (hiện tượng mòn lớp sụn bọc hai đầu xương của khớp gối, dẫn đến lệch trục, gây vẹo khớp, làm biến dạng khớp gối);
  • Loãng xương;
  • Bong gân, tổn thương dây chằng đầu gối, tổn thương đệm mỡ (màng bao hoạt dịch dưới xương đầu gối), gãy xương và trật khớp đều có thể là nguyên nhân gây đau khớp gối khi mang thai. Những nguyên nhân này dễ phát hiện.

Phụ nữ mang thai mới gặp phải tình trạng đau khớp gối nhiều khả năng cơ thể bạn bị loãng xương do thiếu canxi. Trường hợp, mẹ bầu từng bị viêm khớp, thoái hóa khớp gối trước khi mang thai thì việc sinh con có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm, nhất là khi không bổ sung đủ lượng canxi cho cơ thể.

Lúc này, tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung canxi và vitamin D để giúp thai nhi phát triển toàn diện là rất quan trọng. Không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ và bé, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất còn giúp hạn chế đau khớp gối, hay nguy cơ thoái hóa khớp gối.

Phụ nữ mang thai đau khớp gối có nguy hiểm không?

Đau khớp gối khi mang thai có nguy hiểm không? 2 Bị đau khớp gối khi mang thai nguyên nhân thường là do sự thay đổi tự nhiên của cơ thể trong quá trình mang thai.

Bị đau khớp gối trong giai đoạn thai kỳ nguyên nhân thường là do sự thay đổi tự nhiên của cơ thể trong quá trình mang thai. Tình trạng đau sẽ nhanh được cải thiện hoặc có thể kiểm soát được bằng các biện pháp điều trị không dùng thuốc.

Với những trường hợp đau khớp gối xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì mẹ bầu cần phải lưu ý bởi đa số thường khó kiểm soát cũng như xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường. Điều này ảnh hưởng không chỉ là vấn đề tâm lý, tâm trạng, mà còn làm hạn chế khả năng vận động cũng như sức khỏe tổng thể.

Nếu mẹ bầu nghi ngờ tình trạng đau khớp của mình khởi phát do một bệnh lý nào đó hoặc nếu cơn đau ngày càng nghiêm trọng, kéo dài không thuyên giảm thì cần sớm gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Khắc phục tình trạng mẹ bầu đau khớp gối 

Trong giai đoạn mang thai sẽ hạn chế dùng thuốc nên biện pháp sử dụng thuốc để điều trị đau khớp gối thường không được khuyến khích. Thay vào đó, các mẹ bầu nên tiến hành điều trị bằng các liệu pháp an toàn để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn bé như sau.

Vận động cơ thể

Hãy siêng vận động dù cơ thể mệt mỏi, chỉ muốn nghỉ ngơi tại chỗ. Việc lười vận động sẽ càng khiến mẹ bầu càng mệt mỏi hơn, chứng đau nhức khớp gối dễ xảy ra hơn. 

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai hãy thường xuyên vận động cơ thể với những bài tập phù hợp để giảm chứng đau nhức khớp gối khi mang thai, cải thiện bệnh lý, ví dụ như tập yoga, ngồi thiền hay đi bộ. Nếu có điều kiện hãy luyện tập cùng huấn luyện viên, nếu không thì hãy tập nhẹ nhàng với tần suất vừa phải.

Đau khớp gối khi mang thai có nguy hiểm không? 3 Mẹ bầu hãy siêng vận động dù cơ thể mệt mỏi, chỉ muốn nghỉ ngơi tại chỗ.

Massage đầu gối

Massage đầu gối là liệu pháp giúp giảm đau tức thời cho các mẹ bầu, đặc biệt thời điểm về đêm. Hãy kết hợp massage cùng với một ít tinh dầu hay dầu nóng để phát huy tối đa công dụng.

Việc thường xuyên massage ngoài giúp giảm đau còn có khả năng cải thiện quá trình lưu thông máu, hạn chế tình trạng đau nhức khớp gối khi thức dậy vào sáng hôm sau.

Chườm nóng, chườm lạnh

Ở mức độ đau nhẹ, liệu pháp chườm nóng, chườm lạnh rất hiệu quả, an toàn cho mẹ bầu đau khớp gối. Tùy tình trạng đau, mà dùng cách chườm nóng hay chườm lạnh, chẳng hạn để làm dịu tình trạng đau nhức thì bạn dùng chườm nóng còn trường hợp bị sưng tấy thì áp dụng liệu pháp chườm lạnh. Nước lạnh có tác dụng làm giảm cơn đau tạm thời.

Dùng thảo dược

Những bài thuốc dân gian dùng cây cỏ tự nhiên có thể giúp mẹ bầu cải thiện các triệu chứng của bệnh đau khớp gối. Lưu ý chỉ nên sử dụng các bài thuốc dân gian này bôi ngoài da, không dùng thuốc ở dạng nước sắc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Một số bài thuốc thảo dược mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng điều trị ngay tại nhà như dùng ngải cứu, lá trà xanh, củ gừng tươi,... để giảm sưng đau hiệu quả mà an toàn.

Đau khớp gối khi mang thai có nguy hiểm không? 4 Dù đau khớp gối khi mang thai không nguy hiểm cho mẹ và bé, nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh các mẹ bầu nhé.

Ngăn ngừa chứng đau khớp gối ở phụ nữ mang thai

Dù đau khớp gối không nguy hiểm cho mẹ và bé, nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh các mẹ bầu nhé. Phụ nữ mang thai hãy lưu ý đến các vấn đề sau để hạn chế bị đau khớp gối, giúp quá trình mang thai được thuận lợi và thoải mái:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học bằng việc bổ sung những thực phẩm tươi, ngon, an toàn, đặc biệt là những thực phẩm giàu chất xơ, hàm lượng canxi và vitamin D….
  • Nâng cao sức khỏe bằng các bài tập, bài vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, ngồi thiền,… Lưu ý, mẹ bầu nên chọn lựa các bài tập vừa sức, không vận động quá mạnh để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng quá mức. Để làm được điều này mẹ bầu cần biết cách cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.
  • Tuyệt đối không mang giày cao gót khi mang thai vì điều này sẽ càng khiến khớp gối bị áp lực đè nặng. Ngoài ra, mang giày cao gót khiến cơ thể không thăng bằng khi di chuyển, dễ té ngã ảnh hưởng đến thai nhi. Ưu tiên dùng giày dép bệt khi di chuyển.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ trong suốt thời gian mang thai.

Không phải phụ nữ mang thai nào cũng có thể bị đau khớp gối nhưng nếu mắc phải bệnh lý này, các mẹ bầu cần lưu ý hết sức không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nếu nghi ngờ bản thân đang có triệu chứng đau khớp gối hay một số bệnh lý khác, cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Vinmec

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin