Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mẹ bầu vào giai đoạn cuối thai kỳ thường xuất hiện nhiều triệu chứng báo hiệu sắp chuyển dạ. Vậy đau khớp háng có phải sắp sinh không, đau khớp háng bao lâu thì sinh? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Mẹ bầu trong tháng cuối của thai kỳ thường xuất hiện nhiều triệu chứng báo hiệu sắp chuyển dạ, trong đó có đau khớp háng. Vậy đau khớp háng bao lâu thì sinh? Cùng giải đáp thắc mắc của nhiều thai phụ qua bài viết dưới đây.
Đau khớp háng là một triệu chứng khá phổ biến ở các bà bầu, thường mẹ bầu nghe tiếng lạo xạo, xuất phát từ xương mu, lan xuống giữa hai chân. Đây là một triệu chứng báo hiệu mẹ bầu sắp sinh. Thường thì đau khớp háng sẽ xảy ra vào tháng cuối cùng của thai kỳ. Cơn đau thường nhiều hơn vào ban đêm, nhất là khi thai phụ trở mình, ngồi dậy và di chuyển. Nếu cơn đau khớp háng đi cùng những biểu hiện sau đây tức là mẹ bầu đang có dấu hiệu chuyển dạ:
Đau khớp háng là một triệu chứng khá phổ biến ở các bà bầu
Trước những cơn đau khớp háng, các mẹ bầu không nên chủ quan mà hãy tìm cách hạn chế cũng như khắc phục để tránh những rủi ro phát sinh, dưới đây là một số cách mà thai phụ có thể tham khảo:
Để cải thiện tình trạng đau khớp háng thì mẹ bầu cần chú ý cân bằng giữa việc vận động và nghỉ ngơi. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp cho cơ thể cũng như xương khớp được thư giãn. Khi nằm thì thai phụ nên nằm trên nệm cứng hoặc giường phẳng. Tốt nhất là nên sử dụng một vài chiếc gối để hỗ trợ. Thường thì nên kê một chiếc gối mỏng ở giữa lưng, hai chiếc gối kê cao hai chân lên. Tránh các tư thế như ngồi xổm, vắt chéo chân để không làm tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Nên ngồi ghế có điểm tựa để hỗ trợ cột sống tốt hơn.
Tắm nước nóng hay chườm nóng là giải pháp đơn giản giúp làm tăng cường lưu thông máu. Ngoài làm giảm đau khớp háng thì tắm nước nóng còn giúp giảm cứng khớp và co thắt cơ. Mẹ bầu có thể tắm nước nóng bằng cách cho một cốc muối Epsom vào bồn tắm nước nóng, ngâm mình trong bồn tắm khoảng từ 10-15 phút. Hoặc cũng có thể chườm nóng bằng cách chuẩn bị 1 túi chườm có nhiệt độ phù hợp, sau đó chườm đắp trực tiếp lên khớp háng và các vùng bị đau nhức. Thực hiện khoảng 15 - 20 phút, nếu không có túi chườm thì có thể lấy chai nước ấm để thay thế.
Tắm nước nóng là cách hạn chế cơn đau khớp háng cho mẹ bầu
Để làm giảm áp lực từ bụng bầu lên khớp háng cũng như hệ thống xương khớp và dây thần kinh thì mẹ bầu cũng có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ. Khi nằm có thể dùng gối chuyên dụng cho phụ nữ mang thai. Hoặc dùng đai nâng đỡ để hỗ trợ trong di chuyển, sinh hoạt hằng ngày.
Thông thường cơn đau khớp háng sẽ diễn ra mạnh mẽ vào ban đêm khiến thai phụ khó ngủ. Đặc biệt nếu ngủ không đúng tư thế còn làm cơn đau thêm trầm trọng.
Điều chỉnh tư thế ngủ sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng này. Tốt nhất là ngủ trong tư thế nghiêng người sang bên phía khớp háng không bị đau. Đồng thời hơi co đầu gối và chèn 1 chiếc gối vào giữa hai đầu gối để hỗ trợ thêm. Ngủ như vậy sẽ khiến thai phụ cảm thấy dễ chịu hơn, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên cũng không nên giữ một tư thế quá lâu mà thi thoảng nên trở người sẽ tốt hơn.
Các thai phụ khi ở giai đoạn cuối thai kỳ sẽ bị hạn chế khả năng vận động. Biết rằng các mẹ bầu không nên vận động quá nhiều nhưng cũng cần duy trì một cách hợp lý. Vận động nhiều cũng giúp cải thiện tình trạng cứng khớp và hỗ trợ giãn cơ, từ đó giúp giảm đau và cải thiện khả năng chịu áp lực lên các khớp.
Bên cạnh đó mẹ bầu cũng có thể tập một số bài tập yoga đơn giản để giảm đau nhức khớp háng, đồng thời hoạt động này cũng sẽ quá trình giúp sinh nở trở nên thuận lợi hơn. Tốt nhất nên dành khoảng 20-30 phút mỗi ngày để luyện tập. Trong quá trình luyện tập tuyệt đối không nên gắng sức, nếu thấy mệt thì hãy dừng tập và nghỉ ngơi.
Với một số trường hợp khác thì nguyên nhân mẹ bầu bị đau khớp háng là do thiếu canxi. Điều này thường do chế độ ăn uống không đáp ứng đủ, vậy nên mẹ bầu cần chú ý bổ sung canxi bằng các loại viên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hoặc mẹ bầu cũng có thể bổ sung canxi bằng các thực phẩm có hàm lượng canxi cao bao gồm:
Bên cạnh đó thì thai phụ cũng cần tăng cường vitamin D để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Ngoài việc bổ sung qua thực phẩm thì mẹ bầu cũng nên kết hợp tắm nắng buổi sáng để nhận được nhiều vitamin D qua da.
Bổ sung canxi bằng các loại viên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ
Đau khớp háng bao lâu thì sinh? Như đã nói ở trên đau khớp háng là dấu hiệu cảnh báo sắp sinh nên mẹ bầu cần chủ động đến thăm khám bác sĩ. Đặc biệt là khi cơn đau trở nên nghiêm trọng hay có kèm theo dấu hiệu chuyển dạ. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp với các mẹ bầu.
Các mẹ bầu cần lưu ý rằng không nên chủ quan nếu bị đau khớp háng ở tháng cuối thai kỳ. Cần chú ý theo dõi các triệu chứng đi kèm và đến thăm khám bác sĩ kịp thời để quá trình sinh nở được an toàn, thuận lợi.
Hy vọng qua bài viết này các chị em phụ nữ đã rõ hơn về vấn đề đau khớp háng bao lâu thì sinh. Đồng thời cũng nắm được những cách khắc phục đau khớp háng trong giai đoạn cuối thai kỳ để quá trình sinh đẻ được thuận lợi.
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)