Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau khớp sụn sườn chớ chủ quan

Ngày 21/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bạn cảm thấy căng và đau ở vùng thành ngực, đây có thể là một trong các triệu chứng của tình trạng đau khớp sụn sườn. Vậy đau khớp sụn sườn là gì?

Có khi nào bạn cảm thấy thành ngực bị đau thắt mà không rõ nguyên nhân, lâu dần phần bụng và phần lưng cũng bị đau giống như tình trạng của thành ngực. Có thể bạn đã gặp phải tình trạng đau khớp sụn sườn. Tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng chính xác của bệnh này để biết liệu bạn có đang gặp phải tình trạng đau khớp sụn sườn hay không.

Đau khớp sụn sườn hay còn gọi là viêm khớp sụn sườn Đau khớp sụn sườn hay còn gọi là viêm khớp sụn sườn

Đau khớp sụn sườn là gì?

Đau khớp sụn sườn (hay còn được gọi là viêm khớp sụn sườn) là tình trạng bệnh lý mà người bệnh thường cảm thấy căng và đau ở vùng thành ngực khi bị mắc phải. Các khớp nối giữa sụn xương sườn và xương ức bị viêm lên.

Tuy bệnh đau khớp sụn sườn không quá nghiêm trọng nhưng nó lại mang đến cảm giác đau và gây khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh không chỉ hứng chịu cơn đau ở vùng thành ngực mà căn bệnh đau khớp sụn sườn này còn có thể lan đến các bộ phận xung quanh như ở phần lưng hoặc bụng. Khi bệnh nặng bệnh nhân cần đến cơ sở bệnh viện y tế để được điều trị một cách hiệu quả.

 

Đau khớp sụn sườn gây cảm giác đau nhói ở vùng thành ngực Đau khớp sụn sườn gây cảm giác đau nhói ở vùng thành ngực

Nguyên nhân gây nên đau khớp sụn sườn

Đau khớp sụn sườn khó xác định nguyên nhân cụ thể tuy nhiên một số tác nhân có thể gây bệnh sau đây:

  • Khối u: Khối u dù là lành tình hay ác tính xuất hiện ở khu vực thành ngực thì cũng chính là nguyên nhân dẫn tới Đau khớp sụn sườn.
  • Chấn thương: Khi xuất hiện sự va chạm mạnh ở vùng ngực như tai nạn giao thông cũng dễ dẫn tới sụn bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Nhiễm trùng khớp: Các loại bệnh như giang mai, lao phổi hay aspergillosis do các lại virus, vi khuẩn – nấm lây nhiễm vào các khớp xương dẫn tới việc nhiễm trùng khớp.
  • Bệnh viêm khớp: Hậu quả của bệnh viêm khớp cũng để lại nhiều di chứng làm cho tình trạng Đau khớp sụn sườn trở nên biến chứng hơn.
  • Các cơn ho dai dẳng và kéo dài: Những cơn ho kéo dài do các căn bệnh như hen suyễn cũng dẫn tới tổn thương thành ngực gây nên tình trạng Viêm sụn sườn.
​​​​​​​  Cơn ho kéo dài gây tổn thương thành ngực Cơn ho kéo dài gây tổn thương thành ngực

Triệu chứng của đau khớp sụn sườn

Cơn đau ngực: Các cơn đau ngực liên quan đến viêm sụn sườn thường xuất hiện khi chúng ta bị chấn thương ở lồng ngực hoặc sau khi tập luyện thể thao quá sức.

Xuất hiện tình trạng đau nhói ở trước ngực, trong tình trạng bệnh trở nặng có thể lan xuống phần bụng hoặc lưng. Vùng gần xương ức và xương sườn là những nơi mà cơn đau có thể xuất hiện.

Bạn cũng có thể thử bằng cách đó là ấn nhẹ vào vùng khớp xương sườn của mình, nếu cảm thấy đau bạn nên đi thăm khám bác sĩ sớm.

Thở gấp, thở khó khăn khi làm các việc nặng hay tập luyện thể thao cũng là một trong những triệu chứng của bệnh đau khớp sụn sườn.

Những đối tượng nào có thể bị đau khớp sụn sườn?

Viêm sụn sườn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là những người ở độ tuổi trên 40 tuổi. Nữ giới chiếm đa số với hơn 70%. Tuy nhiên căn bệnh này cũng có thể xuất hiện với những người trẻ tuổi nếu như:

  • Bạn thường xuyên tham gia vào các công việc nặng nhọc hay các môn thể thao quá sức.
  • Người bị béo phì.
  • Người mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản,…

Ngoài ra đau khớp sụn sườn còn có thể xuất hiện ở độ tuổi trẻ em. Trẻ em có thể bị đau khớp sụn sườn khi trong quá trình hoạt động vui chơi giải trí xảy ra va chạm dẫn tới tình trạng chấn thương lồng thành ngực, mang cặp sách với khối lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với trọng lượng cơ thể,…

Trẻ em là đối tượng dễ tổn thương khi bị đau khợp sụn sườn Trẻ em là đối tượng dễ tổn thương khi bị đau khợp sụn sườn

 

Điều trị đau khớp sụn sườn

Viêm sụn sườn có thể tự khỏi mà không cần dùng tới bất kì loại thuốc điều trị nào. Tuy nhiên để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng ở chỗ viêm, chúng ta nên đến các bệnh viện để được thăm khám. Có thể điểm qua một số cách điều trị đau khớp sụn sườn dưới đây:

  • Các loại thuốc giảm đau hay kháng viêm sẽ được dùng khi cần thiết.
  • Có thể sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc lạnh để giảm đau.
  • Hạn chế các môn thể thao nguy hiểm tác động trực tiếp lên vùng ngực và bê các vật nặng.
  • Sử dụng miếng dán nhiệt để giảm đau.
  • Dùng thuốc giảm ho để cắt bớt các cơn ho tránh gây sự tổn thương cho thành ngực.
  • Thuốc tiêm Steroid được dùng cho bệnh nhân khi bị viêm sụn sườn quá nặng, các thuốc giảm đau thông thường không thể đáp ứng.
  • Vật lý trị liệu: yoga, châm cứu, chích điện qua da giúp kích thích dây thần kinh,…
  • Phẩu thuật: Khi vết viêm qua nặng dẫn tới tình trạng nhiêm trùng thì bắt buộc phải có sự can thiệp của phẩu thuật ngoại khoa. Quá trình phục hồi sẽ lâu nhưng nó sẽ mang lại hiệu quả

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bạn cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc về uống mà phải tuân thủ liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định, không tự ý cắt giảm hay thêm bớt liều lượng thuốc.

Thời gian kéo dài của Đau khớp sụn sườn không cố định, chúng có thể kéo dài từ 6 – 8 tuần hoặc có thể vài tháng đến một năm. Viêm khớp sụn sườn có thể tự khỏi mà không cần điều trị tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan khi cơ thể của mình xuất hiện các cơn đau ngực mà không rõ nguyên do, đó cũng có thể là các triệu chứng của căn bệnh nhồi máu cơ tim vô cùng nguy hiểm. Vì vậy bạn cần phải nhanh chóng đi đến gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng đau ngực này xuất hiện. Đặc biệt là những người cao tuổi và những người có tiền sử về bệnh tim.

Trên đây là một số thông tin về Đau khớp sụn sườn và cách điều trị mà bạn có thể tham khảo. Tuy căn bệnh này không gây nguy hiểm nhưng chúng lại ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Do đó, khi bạn xuất hiện tình trạng Viêm sụn sườn này cần đi thăm khám ngay để được điều trị kịp thơi.

Thảo Giang

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Đau khớp