Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau mắt hột ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Ngày 27/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Không như người lớn, trẻ em bị đau mắt hột sẽ dễ dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển thị lực về sau. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bệnh đau mắt hột ở trẻ em để biện pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả.

Đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Nếu không điều trị bệnh đau mắt hột đúng cách và kịp thời thì có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng cho đôi mắt, đặc biệt là đối với trẻ em.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau mắt hột ở trẻ em

Đau mắt hột là một trong những chứng bệnh đau mắt phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi nhiễm bệnh, trẻ sẽ có cảm giác ngứa và khô rát mắt, tuyến hạch ở trước tai sưng to, những hạt nhỏ li ti bắt đầu xuất hiện ở mắt, thậm chí nhiều trường hợp mạch máu của giác mạc còn bị che mất.

Đau mắt hột nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm bờ mi, sụp mi, đục giác mạc, mù loà…

Đau mắt hột ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh 1 Trẻ em là đối tượng dễ bị đau mắt hột do chưa có thói quen giữ vệ sinh cá nhân

Vì sao trẻ em bị đau mắt hột

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị đau mắt hột:

  • Do ký sinh trùng gây viêm nhiễm.
  • Do vệ sinh kém, sử dụng nước không vệ sinh.
  • Trẻ bị lây do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết mắt, mũi, cổ họng của người bệnh đau mắt hột.
  • Do bé thường xuyên dụi mắt.
  • Do lây gián tiếp thông qua ruồi hoặc sâu bọ khác.

Triệu chứng của trẻ bị đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột thường diễn biến một cách thầm lặng mà không với dấu hiệu rõ rệt và thường xảy ra ở một mắt trước, sau đó sẽ lây lan qua mắt còn lại nếu không giữ vệ sinh kĩ. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết trẻ bị đau mắt hột qua những biểu hiện bên ngoài như trẻ thường dụi mắt, thấy vướng mắt như có hạt bụi trong mắt, đỏ mắt thậm chí là sưng mí mắt, hay mỏi mắt, ngứa mắt, mắt rái cá đỏ, chảy nước mắt…

Bệnh thường trải qua 4 giai đoạn là khởi phát, toàn phát, hình thành sẹo và khỏi bệnh. Vi khuẩn xâm nhập vào mắt trong khoảng từ 5 đến 12 ngày, gây viêm mí và màng của mắt, làm mắt sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Khi mí mắt sưng làm cho lông mi bị quặm vào trong, thường xuyên cọ xát vào tròng mắt. Từ đó tạo thêm vết sẹo, làm mờ mắt hay thậm chí là gây mù loà.

Đau mắt hột ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh 2 Các bậc phụ huynh nên lưu ý khi thấy trẻ thường xuyên dụi mắt

Các biến chứng do đau mắt hột

Mặc dù là viêm nhiễm lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh đau mắt hột có thể dẫn tới các biến chứng như:

  • Viêm kết mạc mạn tính: Nguyên nhân là do bị đỏ mắt, ngứa, cộm mắt.
  • Lông quặm, lông xiêu: Do bờ mi bị sưng làm cho lông mi bị xiêu vẹo, biến dạng, quặp vào trong và cọ xát liên tục vào giác mạc. Từ đó làm tổn thương, trầy xước, loét giác mạc, làm mờ đục giác mạc.
  • Mù lòa: Người bệnh vệ sinh kém dẫn đến nhiễm khuẩn trầm trọng gây viêm mủ nhãn cầu.
  • Viêm sụn mi: Đau mắt hột khiến cho bờ mi dày lên, xơ hóa và thành sụn mi.
  • Loạn thị, loét giác mạc: Người bệnh bị đau mắt, nhức mắt, sợ ánh sáng, hậu quả là giác mạc bị biến dạng gây loạn thị, đục giác mạc hoặc thậm chí là mù lòa.
  • Bội nhiễm: Đau mắt hột khiến các giác mạc bị tổn thương, dễ bị nhiễm khuẩn, virus và vi nấm, dẫn đến viêm loét giác mạc.
  • U hạt ở rìa giác mạc: U hạt này có thể lan vào đồng tử và thậm chí là toàn bộ giác mạc.
  • Viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ: Đau mắt hột có tể dẫn đến mờ mắt, chảy nước mắt sống.
  • Khô mắt, khô giác mạc: Do các ống tuyến bị teo, giảm tiết dịch, mắt trắng khô, dần dần mờ hẳn.
Đau mắt hột ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh 3 Xuất hiện dịch mủ màu vàng có nghĩa là bệnh đang chuyển biến nặng hơn

Cách đề phòng đau mắt hột ở trẻ em

Điều quan trọng nhất là phải giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ vì đau mắt hột là căn bệnh chủ yếu do vi khuẩn lây lan trong môi trường.

Sử dụng nguồn nước sạch sẽ trong sinh hoạt, đặc biệt là việc vệ sinh mắt.

Dậy và tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh… và dạy trẻ không được dụi mắt để tránh đưa vi khuẩn từ tay vào mắt.

Có thể vệ sinh mắt hằng ngày, nhỏ mắt cho trẻ bằng dung dịch Natri Clorid 0,9%, đặc biệt là sau khi đi chơi, đi du lịch ở ngoài về.

Khi xuất hiện dịch bệnh đau mắt hột trong cộng đồng, tuyệt đối không cho trẻ đi bơi ở các bể bơi công cộng để hạn chế bị lây lan bệnh đau mắt hột ở trẻ em. Vì các bể bơi công cộng chứa cực kỳ nhiều vi khuẩn, và môi trường nước rất thích hợp để lây lan bệnh dịch.

Lớp học của trẻ có bạn bị đau mắt hột, nên cách ly trẻ hoặc cho trẻ nghỉ học để tránh bệnh lây lan.

Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Cung cấp các thực phẩm giàu vitamin A có tác dụng bổ mắt như: Cà rốt, bí đỏ, gấc… trong bữa ăn hàng ngày cho bé.

Theo thống kê, có khoảng 80 triệu người mắc bệnh đau mắt hột trên thế giới và chiếm hầu hết trong số này là trẻ em. Do đó các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý để đề phòng và ngăn ngừa đau mắt hột ở con trẻ. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, những bậc phụ huynh sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khoẻ đôi mắt con yêu. Nếu phát hiện bệnh đau mắt hột trẻ em, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện mắt uy tín để bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị đúng cách.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm