Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Mắt/
  4. Sụp mi

Sụp mí: Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và dấu hiệu của bệnh lý

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Sụp mí là hiện tượng sa của mí trên xuống thấp hơn so với vị trí bình thường. Sụp mí không chỉ gây ảnh hưởng tới tầm nhìn và thẩm mỹ mà còn báo hiệu một vài bệnh lý về mắt cần được điều trị sớm. Vậy, đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng sụp mí và điều trị như thế nào? Chúng ta có thể tham khảo bài viết dưới đây của Long Châu.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung sụp mi

Sụp mí là gì?

Vùng mắt đóng vai trò quan trọng, đáp ứng những chức năng về thị giác từ đó có thể giao tiếp với thế giới xung quanh thông qua đôi mắt con người. Ngoài ra, đôi mắt còn thể hiện nhiều yếu tố về cảm xúc cũng như tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Tình trạng sụp mí mắt đôi khi sẽ gây ảnh hưởng tới tầm nhìn cũng như thẩm mỹ của người bệnh.

Sụp mí là tình trạng da thừa của mí mắt chùng xuống nhãn cầu. Lúc này rìa của mí mắt có thể thấp hơn bình thường hoặc có thể xuất hiện da thừa rộng thùng thình ở mí mắt trên.

Trong hầu hết những trường hợp, tình trạng sụp mí có thể tự hết mà không cần phải điều trị.

Triệu chứng sụp mi

Những dấu hiệu và triệu chứng của sụp mí

Sụp mí có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mí của mắt phụ thuộc vào nguyên nhân. Một số triệu chứng điển hình của sụp mí là:

  • Mắt sụp mí, chảy xệ ở một hoặc hai bên;

  • Hai mắt bất cân xứng nếu bị sụp mí một bên;

  • Khó chớp mắt hoặc nhắm ở một hay hai mắt;

  • Tầm nhìn bị ảnh hưởng do mí mắt sụp xuống che phủ đồng tử;

  • Tăng tiết nước mắt mặc dù mắt luôn có cảm giác khô;

  • Cảm thấy mệt mỏi và đau nhức quanh mắt;

  • Khuôn mặt trông thiếu sức sống và uể oải;

  • Mắt bị lão hóa nhưng không rõ nếp mí trên kèm theo bọng mắt.

Biến chứng có thể gặp khi bị sụp mí

  • Vùng nhìn bị hạn chế lâu dần sẽ dẫn tới nhược thị, giảm sức nhìn;

  • Trẻ em bị sụp mí có thể bị vẹo cột sống, xơ những cơ quanh cổ vì luôn phải nhìn ở tư thế ngước lên;

  • Viêm kết giác mạc.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn nếu như bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Một mí mắt đột nhiên sụp xuống;

  • Tầm nhìn bị ảnh hưởng khi bị sụp mí;

  • Sụp mí kèm theo những triệu chứng khác như đau hoặc nhìn đôi;

  • Sụp mí ở trẻ em;

  • Tình trạng sụp mí thay đổi nhanh chóng ở người lớn.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ làm giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn có thể mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân sụp mi

Nguyên nhân dẫn đến sụp mí

Nguyên nhân có thể gây ra sụp mí bao gồm:

  • Sụp mí bẩm sinh;

  • Dây thần kinh điều khiển cơ mi bị tổn thương;

  • Bị yếu cơ nâng mi;

  • Quá trình lão hóa của mắt;

  • Đã từng bị tổn thương vùng mắt;

  • Bị một số bệnh lý: Lẹo mắt, rối loạn thần kinh như nhược cơ, hội chứng Horner, xuất hiện khối u ở xung quanh hoặc sau mắt,…

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh sụp mi

Làm thế nào để khắc phục tình trạng sụp mí mắt?

Cách khắc phục tình trạng sụp mí mắt phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Nếu sụp mí mắt không ảnh hưởng đến thị lực và không gây khó chịu, bạn có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu sụp mí mắt gây ảnh hưởng đến thị lực, ngoại hình hoặc cả hai, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật, đặc biệt là trong trường hợp do lão hóa. Nếu nguyên nhân là do bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp, chẳng hạn như điều trị thuốc hoặc phẫu thuật điều chỉnh cơ mí mắt.

Xem thêm thông tin: Phương pháp điều trị bệnh sụp mí mắt bạn cần biết

Triển vọng khi bị sụp mí mắt?

Sụp mí bẩm sinh có thể phòng ngừa được không?

Tình trạng bị sụp mí có tự khỏi không?

Bị sụp mí có gây nguy hiểm không?

Hỏi đáp (0 bình luận)