Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Đau răng uống Paracetamol được không? Cần lưu ý gì khi uống thuốc giảm đau răng?

Ngày 22/05/2023
Kích thước chữ

Thuốc giảm đau được sử dụng để cải thiện các cơn đau, chẳng hạn như đau răng. Nhiều người thắc mắc không biết bị đau răng uống Paracetamol được không và có tác dụng phụ nào không. Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm được một loại thuốc giảm đau răng thích hợp.

Một trong những nỗi ám ảnh mà bất cứ ai cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời chính là đau răng. Khi đi khám bệnh, nha sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Với cơn đau răng nhẹ, chúng ta thường tự mua thuốc giảm đau tại nhà để khắc phục tạm thời. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc đau răng uống Paracetamol được không.

Khi nào nên uống thuốc giảm đau răng cấp tốc?

Trước khi trả lời câu hỏi bị đau răng uống Paracetamol được không, bạn hãy đến với các nguyên nhân gây nên tình trạng này. Đau răng là một hiện tượng không hề hiếm gặp và xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

  • Sâu răng: Đường và tinh bột từ thức ăn tạo thành mảng bám dính vào men răng, lâu dần biến thành axit ăn mòn men răng gây nên các lỗ sâu. Sâu răng phá hủy lớp men răng từ từ khiến răng bị ê buốt khi bị thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bệnh nhân cần dùng thuốc giảm đau để chấm dứt các cơn đau.
  • Áp xe răng: Biến chứng của việc có ổ nhiễm trùng răng miệng gây nên áp xe răng. Từ các mảng bám trên răng, vi khuẩn gây ra ổ mủ ở chân răng. Chấn thương răng, sứt mẻ… cũng có thể gây áp xe. Men răng bị vỡ, vi khuẩn sẽ len lỏi vào tủy răng khiến răng bị nhiễm trùng. Lượng mủ nhiều tạo thành áp lực lớn ép chặt dây thần kinh khiến bạn bị đau răng dữ dội, cần phải dùng thuốc giảm đau.
  • Nứt răng, chấn thương răng: Xảy ra khi bạn cắn hoặc nhai thức ăn. Đó cũng có thể là tình trạng răng tăng độ nhạy với thức ăn nóng - lạnh hoặc chua - cay. Để điều trị tình trạng này, nha sĩ sẽ tùy thuộc vào vết nứt cũng như mức độ thiệt hại mà quyết định trám răng hay bọc răng sứ nhằm bảo tồn răng.
  • Mọc răng khôn, răng ngầm: Răng khôn thường mọc 4 cái và nếu mọc lệch thì sẽ đâm vào nướu hoặc đâm vào các chân răng bên cạnh khiến bạn bị biến chứng sưng đau. Ngoài ra, răng mọc ngầm khi không được di chuyển vào vị trí thích hợp cũng gây áp lực, đau đớn, đau nhức hàm. Người bệnh phải dùng đến thuốc giảm đau hoặc nhổ răng để khắc phục.
  • Các bệnh lý về nướu: Viêm nha chu, viêm nướu là tình trạng phần nướu bao quanh răng bị nhiễm khuẩn. Để phòng ngừa và điều trị, bạn hãy chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cạo vôi răng mỗi 6 tháng một lần.
  • Thiếu vitamin và khoáng chất: Việc thiếu vitamin A, vitamin C, vitamin D, canxi… cũng có thể gây đau răng.
Đau răng uống Paracetamol được không? Cần lưu ý gì khi uống thuốc giảm đau răng? 1
Đau răng là nỗi ám ảnh của rất nhiều người

Dù xảy ra với bất kỳ lý do gì đi chăng nữa thì cơn đau răng xuất hiện đột ngột chính là vị khách không mời khiến bệnh nhân bị mệt mỏi, khó chịu, đau đớn. Trong trường hợp này, việc sử dụng thuốc giảm đau cấp tốc không kê đơn có tác dụng giảm cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể chọn các loại thuốc giảm đau thông thường để chấm dứt tình huống này. Đối với thuốc giảm đau cấp tốc, người bệnh chỉ nên dùng khi:

  • Bị đau nhức răng do mọc răng khôn hoặc sau khi nhổ răng khôn.
  • Vừa trích rạch mủ do áp xe răng hoặc mới điều trị bệnh viêm nha chu.
  • Sau khi điều trị cơn đau nhức răng do viêm tủy.

Đau răng uống Paracetamol được không?

Trong các loại thuốc giảm đau, Paracetamol được biết đến khá nhiều trong việc điều trị cơn đau nhanh chóng, hiệu quả. Vậy Paracetamol có giảm đau răng không? Câu trả lời là có.

Thuốc Paracetamol được đánh giá là một trong các loại thuốc giúp cải thiện cơn đau răng tốt và hạ sốt hiệu quả. Nhiều bác sĩ chỉ định uống Paracetamol trong trường hợp bị đau răng với nguyên nhân là sâu răng, mọc răng khôn hay viêm nướu răng, viêm lợi. Loại thuốc này cũng có thể được sử dụng cho phụ nữ mang thai bị đau răng.

Đau răng uống Paracetamol được không? Cần lưu ý gì khi uống thuốc giảm đau răng? 2
Bị đau răng uống Paracetamol được không là câu hỏi khá phổ biến

Sử dụng thuốc Paracetamol làm giảm đau răng sẽ giúp bạn bớt đau răng, mau hạ sốt. Tuy nhiên, thuốc không có công dụng tốt trong việc kháng viêm nên chỉ phù hợp cho người bị đau răng và không sưng nướu. Thuốc Paracetamol dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.

Lưu ý khi uống thuốc giảm đau răng cấp tốc

Tuy rằng thuốc giảm đau sẽ đáp ứng được mục đích làm giảm cơn đau cấp tốc, mang đến cho bệnh nhân cảm giác thoải mái, dễ chịu nhưng bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi sử dụng để vừa đạt hiệu quả cao lại vừa đảm bảo tính an toàn. Trong trường hợp tự ý mua thuốc về uống, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Thuốc chứa Aspirin hay nhóm thuốc NSAIDs nếu dùng quá liều sẽ gây tổn hại đến màng nhầy ở dạ dày và hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm loét hay xuất huyết dạ dày.
  • Liên tục uống thuốc giảm đau cấp tốc trong thời gian dài sẽ bị quá liều, bệnh nhân phụ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc hoặc tăng huyết áp.
  • Uống thuốc giảm đau sai cách hoặc uống quá liều thuốc chứa paracetamol dễ gây tổn hại gan thận. Người bệnh dễ có nguy cơ bị suy gan, suy thận hoặc thường xuyên cảm thấy buồn nôn.
  • Người có tiền sử bị dị ứng, người già, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, bệnh nhân mắc bệnh tự miễn… tự ý uống thuốc mà không tìm hiểu kỹ dễ gặp tác dụng phụ nguy hiểm.
Đau răng uống Paracetamol được không? Cần lưu ý gì khi uống thuốc giảm đau răng? 3
Phụ nữ có thai nên cẩn trọng khi uống thuốc giảm đau

Tóm lại, biết được bị đau răng uống Paracetamol được không thì bạn còn cần nắm được liều lượng và cẩn trọng khi sử dụng. Việc uống thuốc giảm đau răng chỉ mang tính chất tức thời, trước mắt. Nguyên nhân gây đau răng ở mỗi người là khác nhau. Để chấm dứt tình trạng này, điều quan trọng là bạn cần đến nha sĩ để thăm khám, xác định nguyên nhân thì mới có hướng điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu đau răng đi kèm triệu chứng sốt, rét run, cơn đau kéo dài quá 2 ngày thì bạn càng không được chủ quan.

Trên thực tế, có không ít trường hợp đau răng do bệnh lý nhưng việc trì hoãn khám bệnh, uống thuốc giảm đau quá liều gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm làm bệnh tiến triển trầm trọng hơn. Để phòng tránh tình trạng này, giải pháp lý tưởng nhất dành cho bạn là tìm ra nguyên nhân và điều trị ngay lập tức. Thêm vào đó, bạn hãy kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng một lần để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường, đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày nhằm vệ sinh răng nướu sạch sẽ.

Đau răng uống Paracetamol được không? Cần lưu ý gì khi uống thuốc giảm đau răng? 4
Bạn hãy đi khám răng mỗi 6 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm

Tình trạng đau răng có thể được giải quyết tạm thời bằng các loại thuốc đau răng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bị đau răng uống Paracetamol được không. Bạn hãy chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt và liên hệ với nha sĩ để được xử lý kịp thời nếu việc uống thuốc một thời gian nhưng cơn đau vẫn không thuyên giảm.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.