Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau rốn khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 12/11/2022
Kích thước chữ

Khi mang thai, mẹ bầu thường gặp rất nhiều những triệu chứng khác nhau và một trong số đó có kể đến là tình trạng đau rốn. Vậy đau rốn khi mang thai có gây ra những ảnh hưởng gì không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đau rốn khi mang thai là vấn đề mà các mẹ bầu thường gặp, các cơn đau ở các mức độ khác nhau nhưng đều khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhức, mệt mỏi. Vậy có cách nào để điều trị dứt điểm tình trạng này?

Đau rốn khi mang thai, nguyên nhân do đâu?

Hiện tượng đau rốn khi mang thai thường xảy ra ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, nó làm cho mẹ bầu cảm thấy lo lắng không biết có gây ra nguy hiểm gì không. Vậy nguyên nhân xuất hiện tình trạng đau rốn khi mang thai là gì?

Da và cơ bụng bị kéo dãn

Khi ở những tháng cuối của thai kỳ, da và các cơ ở quanh bụng sẽ bị kéo căng một cách tối đa. Mẹ bầu sẽ có dấu hiệu bị rạn da, ngứa và đau mỗi khi em bé chuyển động. Áp lực tử cung ngày càng lớn khiến cho các cơ ở 2 bên bụng bị giãn nở và tạo ra khoảng cách, làm xuất hiện hiện tượng tách cơ bụng khiến cho lượng mô giữa ở tử cung và rốn giảm đi. Rốn là vùng trung tâm trong suốt cả quá trình kéo dãn nên sẽ chịu áp lực, bị kích thích và bị đau.

Áp lực từ tử cung

Đau rốn khi mang thai có thể xảy ra do áp lực từ tử cung. Ở những giai đoạn sau của thai kỳ, thai nhi sẽ càng lớn và kéo theo đó là tử cung sẽ bị nhô ra ngoài, gây áp lực mạnh mẽ lên rốn. Mặc dù không có nguy hiểm gì nhưng việc này sẽ khiến rốn của mẹ bầu bị lồi ra ngoài và làm cho mẹ bầu có cảm giác tự ti, nhạy cảm về thân hình của mình.

Xỏ khuyên rốn

Khi đang mang thai, nếu mẹ chưa tháo khuyên rốn thì việc rốn bị đau là điều dễ xảy ra. Bởi kích thước vùng bụng lớn khiến khuyên sẽ ngày càng bị siết chặt, làm tăng nguy cơ bị rách da và nhiễm trùng vùng rốn. Vì vậy mẹ bầu nên tháo khuyên càng sớm càng tốt trong lúc mang thai để tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.

Do chịu áp lực từ thai nhi

Khi thai càng lớn đồng nghĩa với việc bé sẽ ngày càng phát triển, lúc này tử cung sẽ bật lên và vượt ra ngoài xương mu, bụng và rốn của mẹ bầu sẽ được đẩy lên do chịu áp lực từ bên trong cơ thể. Ở những tháng cuối thai kỳ, tử cung nằm cách xa rốn và được đưa về phía trước nhiều hơn do phải chứa đựng em bé cùng nước ối. Đây có thể là nguyên nhân gây đau rốn khi mang thai.

Thoát vị rốn: Nguyên nhân đau rốn khi mang thai

Hiện tượng này sẽ rất nghiêm trọng nếu như mẹ bầu không được chữa trị kịp thời, nó sẽ làm cho vùng bụng ở gần rốn bị phình lên, sưng to kèm theo triệu chứng nôn mửa. Hơn nữa nếu phần thoát vị đè lên bất cứ cơ quan nào trong ổ bụng thì nó sẽ gây tắc nghẽn, không thể cung cấp máu đến những cơ quan đấy dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và các biến chứng nghiêm trọng rất nguy hiểm.

Đau rốn khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị 1 Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau rốn

Cách giảm đau rốn khi mang thai

Để đối phó với các cơn đau rốn khi mang thai một cách thường xuyên, kéo dài thì mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Nên chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá nhiều để tránh việc phải tiêu hóa quá nhiều chất trong một lúc.
  • Chú ý vận động nhẹ nhàng, tập thể dục thường xuyên.
  • Lựa chọn những trang phục thoải mái, rộng rãi không nên mặc đồ quá chật hay ôm sát.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý tránh việc tăng cân làm tăng áp lực lên vùng bụng.
  • Nên khám thai định kỳ để theo dõi và phát hiện những triệu chứng xấu có thể xảy ra để kịp thời chữa trị.
  • Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng hoặc kê một chiếc gối ở phía dưới bụng.
  • Nên sử dụng loại thắt lưng đặc biệt hỗ trợ khi mang thai giúp giảm các cơn đau khi phải đứng quá lâu.
  • Bên cạnh đó, có thể sử dụng các loại kem bôi có công dụng làm mềm, giảm ngứa và kích ứng da.
  • Sử dụng túi chườm ấm đặt lên vùng bụng, lưu ý chỉ nên chườm ấm không nên chườm quá nóng hoặc quá lạnh bởi sẽ khiến cho rốn bị nhạy cảm, massage nhẹ nhàng vùng bụng cho mẹ bầu.
Đau rốn khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị 2 Ăn uống điều độ và luyện tập nhẹ nhàng giúp mẹ bầu giảm đau rốn khi mang thai

Đau rốn khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trên thực tế thì việc mẹ bầu bị đau rốn khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên tình trạng này lại gây ra cảm giác khó chịu cho mẹ bầu. Cùng với đó, khi cơ thể mẹ bầu có các triệu chứng bất thường mà không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến những nguy hiểm vô cùng nghiêm trọng. Chính vì vậy việc quan tâm, chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn mang thai sẽ hỗ trợ sức khỏe của mẹ và bé phát triển một cách toàn diện.

Đau rốn khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị 3 Đau bụng xung quanh rốn khiến mẹ bầu khó chịu trong quá trình mang thai

Đau rốn khi mang thai là triệu chứng khá phổ biến ở các mẹ bầu, mặc dù vậy các mẹ cũng không nên chủ quan, lơ là. Hãy chú ý quan tâm, chăm sóc sức khỏe đặc biệt là vùng bụng để đảm bảo không gặp phải các triệu chứng không mong muốn.

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin