Đau vùng thượng vị và ợ hơi là tình trạng vùng thượng vị trên rốn và dưới xương ức luôn trong tình trạng đau nhức liên tục. Những cơn đau này còn kèm theo cảm giác buồn nôn, ợ hơi, người bệnh chỉ cảm thấy dễ chịu hơn khi nôn ra được.
Triệu chứng đau vùng thượng vị và ợ hơi
Bằng cách theo dõi các phản ứng cơ bản của cơ thể, bạn có thể dễ dàng biết được mình có bị đau vùng thượng vị hay không. Đau thượng vị kèm theo ợ hơi, buồn nôn là cảm giác đau, nóng rát, khó chịu ở vùng bụng phía trên rốn và dưới mạng sườn.
Bạn sẽ cảm thấy đau cục bộ và lan sang hai bên kèm theo cảm giác buồn nôn, ợ hơi khiến người bệnh không muốn ăn uống. Tùy theo mức độ bệnh mà người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:
-
Cơn đau kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm;
-
Đau thượng vị kèm theo cảm giác đau rát vùng bụng trên, nhất là sau khi ăn no;
-
Đầy bụng, ợ hơi;
-
Rối loạn tiêu hóa;
-
Táo bón hoặc tiêu chảy;
-
Bệnh nhân kén ăn, gầy yếu, sụt cân bất thường, xanh xao.
Trong những năm gần đây, tình trạng đau vùng thượng vị kèm theo ợ hơi, buồn nôn ngày càng gia tăng, nhất là ở lứa tuổi thanh niên. Vùng bụng trên là vị trí quan trọng của dạ dày, gan, tuyến tụy và các cơ quan khác. Vì vậy, mọi thay đổi bất thường ở đây cần được theo dõi cẩn thận và kiểm tra kịp thời để xác định nguyên nhân.
Theo dõi các phản ứng của cơ thể để nhận biết đau vùng thượng vị và ợ hơi
Đau vùng thượng vị và ợ hơi là biểu hiện của bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị đau vùng thượng và ợ hơi từ đó có thể nhận biết mình mắc bệnh gì. Tuy nhiên, có một số bệnh lý phổ biến liên quan trực tiếp đến vùng thượng vị phổ biến nhất hiện nay:
Viêm dạ dày cấp tính và mãn tính
Khi bị viêm dạ dày cấp tính hoặc mãn tính, bạn sẽ bị đau vùng thượng vị. Nếu bị trào ngược dạ dày, đau dạ dày, viêm dạ dày cấp thì cơn đau vùng thượng vị sẽ bớt dữ dội, kèm theo cảm giác nóng rát, ợ hơi.
Đau thượng vị có thể kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn khi quá đói hoặc ăn quá no. Ngay cả khi không có gì trong dạ dày. Với bệnh viêm dạ dày, có thể đỗ mồ hôi, đau bụng.
Thông thường, cảm giác buồn nôn, ợ hơi và nóng rát thượng vị sẽ tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh viêm dạ dày có thể trở thành mãn tính, cơn đau kéo dài và không dứt.
Đau ruột thừa
Ít ai biết rằng, đau thượng vị cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh đau ruột thừa đang bắt đầu xuất hiện. Cơn đau do ruột thừa thường ở rốn rồi lan dần xuống dưới, đau tăng dần kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
Đau thượng vị do đau ruột thừa thường hiếm gặp, nhưng không phải là không có. Vì vậy, khi có dấu hiệu đau thượng vị mà không rõ nguyên nhân, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác.
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn là tình trạng cơ thể bị nhiễm độc do ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất độc hại, thức ăn bị hư hỏng,.... Đau thượng vị là biểu hiện cơ bản nhất của ngộ độc thực phẩm.
Khi bị ngộ độc, cảm giác đau quặn bụng trên rốn và dưới mũi xương ức. Cơn đau kèm theo ợ hơi, buồn nôn và nôn ra tất cả các chất trong dạ dày. Đây là một phản ứng rất tự nhiên của cơ thể để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, sau đó cơn đau sẽ giảm dần và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Cùng với đau bụng, buồn nôn, ngộ độc thực phẩm, bạn còn có thể bị rối loạn tiêu hóa và đi tiểu thường xuyên. Khi ngộ độc nặng thường đi ngoài ra phân lỏng hoặc có máu, nguy cơ tử vong do ngộ độc rất cao.
Bệnh gan
Các bệnh liên quan đến gan như viêm gan, u xơ, sỏi gan, viêm túi mật, polyp túi mật,… cũng có thể gây tình trạng đau vùng thượng vị và ợ hơi. Nguyên nhân là do gan bị tổn thương có thể chèn ép vùng bụng trên khiến người bệnh luôn cảm thấy đau dữ dội và ợ hơi. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn.
Tương tự như bệnh gan, các bệnh liên quan đến tuyến tụy và túi mật cũng có thể gây tổn thương cho vùng bụng trên. Đau nặng hơn khi ăn uống, kèm theo buồn nôn và ợ hơi. Ngoài ra, khi bị viêm tụy, viêm túi mật, bạn sẽ có thể bị đắng miệng.
Mắc các bệnh về gan là một trong những nguyên nhân gây đau vùng thượng vị và ợ hơi
Biện pháp điều trị đau đau vùng thượng vị và ợ hơi
Đau vùng thượng vị và ợ hơi thường nghiêm trọng hơn các triệu chứng ợ hơi thông thường. Do đó, bạn cần chủ động theo dõi các triệu chứng để có cách chăm sóc phù hợp và điều trị kịp thời:
Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà
Để cải thiện tạm thời các triệu chứng đau vùng thượng vị và ợ hơi bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Dưới đây là một số phương pháp thường dùng mà bạn có thể tham khảo:
-
Chườm ấm: Bạn có thể chườm ấm hoặc chuẩn bị khăn nhúng nước ấm để vắt bớt nước rồi chườm lên vùng thượng vị. Phương pháp điều trị này sẽ giúp vùng dạ dày và thực quản được thư giãn, từ đó cải thiện tình trạng đau thượng vị. Chườm ấm trong 15 - 20 phút để giảm đau tạm thời.
-
Uống nước muối ấm: Các thành phần trong nước muối ấm giúp điều chỉnh sự co thắt ở dạ dày và thực quản. Uống nước muối ấm có thể giảm đau bụng trên, cải thiện tình trạng ợ hơi, buồn nôn, giúp cơ thể thoải mái hơn.
-
Uống trà hoa cúc: Các thành phần trong trà hoa cúc có tác dụng làm giãn cơ vùng thực quản và điều hòa quá trình tiết dịch vị, từ đó hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày. Vì vậy, khi bị đau bụng trên, hãy uống một tách trà hoa cúc để cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.
Đối với bệnh trào ngược dạ dày, thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng và các bệnh lý khác về dạ dày do đau thượng vị và ợ hơi thường dai dẳng và dễ tái phát, tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi.
Để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh tiến triển nặng, bạn có thể thực hiện một số cách sau:
-
Chủ động và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị. Uống thuốc đúng giờ, tránh tự ý bỏ thuốc, tăng giảm liều lượng.
-
Bỏ rượu bia, bỏ thuốc lá, bỏ uống trà đặc, cà phê, các món ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay,...
-
Hình thành thói quen ăn uống khoa học và bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt,… giúp trung hòa axit dịch vị và điều hòa nhu động ruột. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung 2 - 2,5 lít nước lọc mỗi ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
-
Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, căng thẳng thần kinh. Nên cân bằng thói quen sinh hoạt để giúp cơ thể cảm thấy thoải mái nhất. Ngoài ra, có những giải pháp bạn có thể áp dụng để giúp giảm căng thẳng, chẳng hạn như nghe nhạc, đọc sách, thiền, yoga,...
-
Tránh để bụng quá đói hoặc quá no, nên tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để giảm áp lực cho dạ dày. Ngoài ra, để tránh tình trạng đau vùng thượng vị và ợ hơi trở nên trầm trọng hơn thì nên ăn tối trước 19h.
-
Tránh tự điều trị bằng thuốc, đặc biệt là thuốc chống viêm, vì chúng có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Chườm ấm giúp cải thiện tình trạng đau vùng thượng vị và ợ hơi hiệu quả
Khám và điều trị
Nếu trường hợp đau thượng vị và ợ hơi không có dấu hiệu thuyên giảm bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Lúc này, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Tùy vào tình trạng của từng bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp:
-
Trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày tá tràng: Để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định các loại thuốc ức chế tiết dịch vị hoặc trung hòa vị chua của dạ dày. Một số loại thuốc thường được sử dụng như thuốc chẹn H2, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng axit,...
-
Đối với các trường hợp dương tính với xoắn khuẩn HP, lúc này, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng phù hợp với từng bệnh nhân. Thông thường, bác sĩ kết hợp dùng kháng sinh theo liệu trình từ 10 đến 15 ngày.
-
Xuất huyết tiêu hóa: Để kiểm soát chảy máu, các bác sĩ truyền dịch và máu để giúp cân bằng huyết áp và điện giải. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để lấy máu và xác định nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa. Sau đó tiến hành điều trị thích hợp.
-
Viêm thực quản: Bệnh này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc, trào ngược dạ dày. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp.
-
Ung thư dạ dày: Đối với ung thư dạ dày thì cần phải can thiệp bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ khám tổng quát và xem xét bệnh nhân có đủ điều kiện để phẫu thuật hay không. Nếu bệnh nhân không phù hợp để phẫu thuật hoặc khối u phức tạp thì lúc này bác sĩ sẽ cho xạ trị và hóa trị.
Người bệnh nên đến bệnh viện để được chuẩn đoán và điều trị chính xác
Đau vùng thượng vị và ợ hơi là những triệu chứng phổ biến liên quan đến các vấn đề tiêu hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm nào đó cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng như đau vùng thượng vị và ợ hơi cần đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.
Nhung Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp