Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa và cách phòng tránh?

Ngày 29/06/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa và cách phòng tránh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm lời giải đáp cho vấn đề này nhé!

Đau ruột thừa là một căn bệnh rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nếu người mắc bệnh không được điều trị dứt điểm thì bệnh lý sẽ biến chứng thành viêm ruột thừa từ đó gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh đau ruột thừa và một số triệu chứng cảnh báo bệnh lý mời các bạn theo dõi:

1. Đau ruột thừa là gì?

Ruột thừa là một bộ phận của ống tiêu hóa nằm ở đáy manh tràng có dạng hình túi và nhỏ. Ruột thừa nằm về phía dưới bên phải của phần bụng, gần ngã 3 nối ruột non và ruột già. 
 
Khi các chất thải dẫn đến ruột già bị tích tụ khiến ruột thừa gặp phải tình trạng tắc nghẽn sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Lâu ngày sẽ gây nhiễm trùng, viêm sưng, hậu quả gây ra là viêm ruột thừa và triệu chứng chính là biểu hiện đau ruột thừa. 

Viêm ruột thừa không phải là bệnh lý hiếm gặp, nó có thể xảy ra với mọi đối tượng dù ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bị, đặc biệt là cảm giác đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên trong thời gian đầu, bệnh sẽ không có biểu hiện rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng khác. 

dau-hieu-nhan-biet-dau-ruot-thua-va-cach-phong-tranh-1

Viêm ruột thừa và triệu chứng chính là biểu hiện đau ruột thừa

Đau, viêm ruột thừa thường khó phát hiện, vì vậy có nhiều trường hợp không được phát hiện kịp thời đã dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, cũng có những người không nhận biết được dấu hiệu, nhầm lẫn với những bệnh khác nên đã tự ý mua thuốc sử dụng. Chính đều này đã làm che lấp đi những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.

Do vậy việc nhận biết dấu hiệu đau ruột thừa rất quan trọng giúp người bệnh phát hiện sớm và đưa ra cách điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

2. Dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa

2.1 Đau bụng 

Đây là dấu hiệu nhận biết không thể bỏ sót của đau ruột thừa. Người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau co thắt ở bụng, thời gian có thể kéo dài đến vài tiếng đồng hồ, khiến bệnh nhân cực kỳ khó chịu. Đa số các bệnh nhân đều có biểu hiện đau âm ỉ kéo dài, và phần lớn hiện tượng đau bụng tăng lên theo thời gian từ 6-24 tiếng, chỉ thỉnh thoảng mới đau dữ dội.

Nhiều người thường đặt câu hỏi không biết cơn đau của ruột thừa sẽ ở phía bên nào của bụng. Do ruột thừa nằm ở ổ bụng bên phải nên ban đầu cơn đau sẽ xuất hiện ở xung quanh rốn sau đó lan dần sang phần bụng phía bên phải của người bệnh. Khi người bệnh di chuyển, ho, hắt hơi hoặc thở sâu cũng khiến cho mức độ đau tăng lên.

2.2 Chán ăn

Chán nản ăn uống cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa mà bạn nên chú ý. Tình trạng viêm ruột thừa làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể. Khi đó viêm ruột thừa sẽ làm ức chế quá trình sản sinh hormone gây đói của cơ thể khiến cho người bệnh không còn cảm giác muốn ăn uống. 

Theo khảo sát trong 10 người mắc viêm ruột thừa thì có đến 9 người có dấu hiệu chán nản ăn uống. Người bệnh sẽ cảm thấy mất hứng thú đối với việc ăn uống, không cảm thấy đói bụng, khi ăn không cảm thấy ngon miệng.

dau-hieu-nhan-biet-dau-ruot-thua-va-cach-phong-tranh-2

Chán ăn - Dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa

2.3 Sốt

Biểu hiện này rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Hầu hết những bệnh nhân bị bệnh viêm ruột thừa đều bị nhiễm trùng do viêm khi đó cơ thể người bệnh thường có các dấu hiệu như: Lạnh tay chân, run nhẹ, sốt nhẹ từ 38-39 độ C và rất mệt mỏi.

2.4 Nôn ói kéo dài kèm theo đau bụng cồn cào

Khi xuất hiện triệu chứng nôn ói kèm theo đau bụng dưới bên phải kéo dài thì chắc chắn bạn đang bị viêm ruột thừa. Khi đau ruột thừa dẫn đến viêm ruột thừa thì bệnh nhân thường gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy….Nếu tình trạng nôn mửa kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển bệnh từ đó có thể dẫn đến viêm ruột thừa mãn tính.

2.5 Đau bàng quang thường xuyên khi đi tiểu

đau bàng quang thường xuyên mỗi khi đi tiểu là dấu hiệu nhận biết rằng bệnh đau ruột thừa đang phát triển thành viêm ruột thừa và nặng hơn. Do quá trình viêm và nhiễm trùng đường ruột ảnh hưởng trực tiếp đến sự bài tiết gây ra hiện tượng đau bàng quang ( đi tiểu buốt ).

2.6 Co cứng thành bụng

Bệnh đau ruột thừa có thể nhận biết qua việc thành bụng co cứng. Khi đau bụng tăng dần dẫn đến nguy cơ bệnh nhân bị vỡ ruột già từ đó gây hiện tượng co cứng bụng.

2.7 Trướng bụng

Bệnh nhân sẽ có các mô bị viêm và và tích tụ khí ở trong lòng ruột gây ra hiện tượng trướng bụng, kèm theo là cảm giác đầy hơi rất khó chịu.

2.8 Ỉa chảy hoặc táo bón

Đi kèm với trướng bụng, những người có dấu hiệu đau ruột thừa còn bị ỉa chảy liên tục hoặc táo bón nặng.

2.9 Đau dội ngược

Trong các dấu hiệu của bệnh thì đau dội người là cách nhận biết chính xác nhất. Để kiểm tra bác sĩ sẽ lấy tay ấn vào vào vùng bụng bên phải của bệnh nhân, đây là vị trí của ruột thừa. Nếu bệnh nhân bị viêm ruột thừa sẽ cảm thấy bị đau nhói ở vị trí bác sĩ ấn và khi hết ấn cơn đau thậm chí còn dữ dội hơn. 

3. Cách phòng tránh đau ruột thừa hiệu quả

Đau, viêm ruột thừa có nhiều nguyên nhân gây ra tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là do đường thông ruột già với ruột thừa bị tắc nghẽn. Các cụ vẫn có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy các bạn hãy chủ động phòng bệnh để tránh tình trạng bị tích tụ chất nhầy và chất thải gây ra đau ruột thừa. Dưới đây là một số cách phòng tránh hiệu quả bạn có thể áp dụng:

3.1 Bổ sung nhiều rau, củ, quả

Chúng ta vẫn biết các loại rau, củ, quả rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy bạn nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các loại rau, củ, quả, đặc biệt là dưa chuột, nước ép và củ cải bởi đây là các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Các loại rau, củ, quả còn làm tăng cường dịch nhầy, làm hạn chế tích tụ phân ở ruột già.

dau-hieu-nhan-biet-dau-ruot-thua-va-cach-phong-tranh-3

Cách phòng tránh đau ruột thừa hiệu quả

3.2 Ăn nhiều tỏi

Tỏi cũng là loại củ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ở trong tỏi có tỷ lệ chất xơ lành mạnh, hay còn gọi là gọi là oligosacarit giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. Ngoài ra trong tỏi còn có chứa các thành phần kháng viêm, giúp phòng tránh viêm ruột thừa.

3.3 Uống nhiều nước

Không phải tự nhiên mà chúng ta thường được khuyến khích uống nhiều nước mỗi ngày. Bởi vì nước không chỉ quan trọng đối với cơ thể mà nó còn rất tốt cho sức khỏe. Uống nhiều nước có tác dụng làm sạch đường ruột, giúp đường ruột lưu thông hiệu quả, tránh tình trạng tắc nghẽn gây đau, viêm ruột thừa.

3.4 Có chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bạn. Vì vậy để phòng tránh đau ruột thừa bạn hãy tập luyện và giữ cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng các loại chất kích thích, thực phẩm có hại cho sức khỏe. 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn nhận biết và phòng tránh đau ruột thừa. Nếu có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc cần được giải đáp, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ cho bạn.

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm