Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Dạy học phát triển năng lực: Khuyến khích trẻ tư duy và sáng tạo

Ngày 08/07/2024
Kích thước chữ

Dạy trẻ phát triển năng lực là phương pháp giáo dục hiện đại đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Vậy dạy học phát triển năng lực là phương pháp gì, có những lợi ích gì cho sự phát triển của trẻ? Nội dung giáo dục của phương pháp này ra sao?

Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho trẻ em mang lại môi trường đa tương tác, khuyến khích bé khám phá thế mạnh của bản thân, vận dụng các kỹ năng, kiến thức đã học được vào trong thực tế, khác với phương pháp chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức một chiều. Vậy làm thế nào dạy bé phát triển năng lực hiệu quả nhất là điều mà các phụ huynh đang rất quan tâm.

Dạy học phát triển năng lực cho trẻ là gì?

Khái niệm

Dạy trẻ nhỏ phát triển năng lực là phương pháp giáo dục hiện đại tập trung vào việc phát triển một cách toàn diện cho bé, gồm cả khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng vào trong các tình huống thực tế. Đây là phương pháp khuyến khích bé phát triển tư duy logic, tính sáng tạo, khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề.

Với mô hình này, phụ huynh giữ vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho bé tham gia vào các hoạt động học tập, thực hành, tương tác, sáng tạo. Khác với cách truyền đạt kiến thức một chiều, với phương pháp này, ba mẹ đặt bé làm trung tâm, thúc đẩy bé tự tìm hiểu về bản thân và tìm ra thế mạnh của mình. Đồng thời, trẻ sẽ phát huy tính tư duy sáng tạo, chủ động, tự giác và tinh thần học hỏi không ngừng qua các hoạt động thực tiễn.

Dạy học phát triển năng lực: Khuyến khích trẻ tư duy và sáng tạo 1
Dạy học phát triển năng lực là phương pháp tập trung vào việc phát triển một cách toàn diện cho bé

Đặc điểm

Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho trẻ có những đặc điểm sau:

  • Có tính cá nhân hóa và đa dạng hóa: Chương trình giảng dạy được thiết kế phân hóa theo nhu cầu, độ tuổi và khả năng tiếp nhận của từng bé. Do đó, khi áp dụng, phụ huynh sẽ tạo được sự hứng thú, giúp bé tiếp nhận thông tin tự nhiên và thoải mái nhất.
  • Khả năng thực hành và tính ứng dụng: Qua các hoạt động thực hành, bé sẽ được rèn luyện, từ đó nắm vững kiến thức và hiểu rõ bản chất, giúp bé nâng cao kiến thức và các kỹ năng sống.
  • Xác định khả năng của từng bé: Phụ huynh dễ dàng đánh giá được năng lực và sự tiến bộ của con mình, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp nhất.

Vai trò

Phương pháp dạy bé phát triển năng lực có vai trò như sau:

  • Giúp bé khám phá thế mạnh của bản thân, nâng cao các kỹ năng như giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, sáng tạo, cách phối hợp, tư duy phản biện,…
  • Khơi dậy sự hứng thú và niềm đam mê giúp bé có tính chủ động và tiếp thu kiến thức tốt hơn.
  • Giúp bé phát triển phẩm chất và năng lực toàn diện.
  • Giúp bé vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế, xử lý vấn đề linh hoạt, thích nghi tốt với công việc và cuộc sống.
Dạy học phát triển năng lực: Khuyến khích trẻ tư duy và sáng tạo 2
Khơi dậy sự hứng thú và niềm đam mê giúp bé có tính chủ động và tiếp thu kiến thức tốt hơn

So sánh dạy học truyền thống và dạy học phát triển năng lực cho trẻ

Dạy học truyền thống

Mục tiêu

  • Giáo viên soạn sẵn giáo án để truyền đạt kiến thức cho bé.
  • Mục tiêu giảng dạy chung chung, không rõ ràng.

Nội dung

  • Thiết kế chung cho tất cả trẻ em.
  • Chủ yếu theo khung chương trình dạy học chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Chủ yếu dạy lý thuyết, chưa tập trung nhiều hoạt động thực hành.

Phương pháp

  • Ba mẹ hay giáo viên giữ vai trò truyền đạt, còn các bé tiếp thu thụ động.

Hình thức dạy học

  • Truyền đạt lý thuyết chung.

Kết quả học tập

  • Do trẻ học thụ động nên ít rèn luyện khả năng giao tiếp và tư duy phản biện.

Dạy học phát triển năng lực

Mục tiêu

  • Tiếp thu kiến thức không chỉ qua tài liệu mà còn từ môi trường thực tế.
  • Mục tiêu cụ thể hơn, hướng đến phát huy năng lực của bé.
  • Có thể đánh giá các bé theo từng giai đoạn.

Nội dung

  • Bài học được thiết kế phân hóa theo năng lực và trình độ của trẻ.
  • Áp dụng nhiều phương pháp giáo dục cho trẻ nhỏ từ nước ngoài.
  • Do kết hợp với học từ thực tế giúp bé linh hoạt trong mọi tình huống.

Phương pháp

  • Ba mẹ hay giáo viên chỉ hướng dẫn, còn bé tự chủ động học tập, khám phá, thực hành, tương tác.

Hình thức dạy học

  • Bài học phân hóa theo nhóm tuổi và tính cách từng cá nhân, kết hợp hoạt động thực tiễn.

Kết quả học tập

  • Bé có tính chủ động, tự tin, có tư duy phản biện, sáng tạo và ham học hỏi.
Dạy học phát triển năng lực: Khuyến khích trẻ tư duy và sáng tạo 3
Bé có tính chủ động, tự tin, có tư duy phản biện, sáng tạo và ham học hỏi

Phương pháp dạy bé phát triển năng lực toàn diện

Dưới đây là một số phương pháp dạy học phát triển năng lực cho trẻ hiệu quả:

Hoạt động kết hợp học tập

Tổ chức các hoạt động kết hợp học tập như khởi động đầu giờ, đọc sách giáo khoa, tài liệu, chơi trò chơi, làm việc nhóm,… để bé có thể tự tìm tòi, nghiên cứu, như vậy sẽ ghi nhớ kiến thức tốt hơn và có thể phát triển năng lực toàn diện. Khi môi trường học tập sôi động và hào hứng, việc dạy học sẽ chủ động hơn và đạt hiệu quả tiếp thu tốt nhất.

Học dựa trên tương tác và hợp tác

Giáo viên và các bé tương tác hai chiều trong hỏi - đáp và tranh luận - phản biện nhằm tạo được sự tương tác, chia sẻ và giúp đỡ trong học tập. Đồng thời, mô hình này sẽ tạo sự tự tin cho trẻ nhỏ trong việc khai thác vấn đề. Qua đó, giáo viên cũng hiểu rõ sở trường cũng như hạn chế của từng cá nhân để có thể đồng hành với các bé trong học tập.

Phương pháp học tập cá nhân hóa

Mỗi trẻ có tốc độ tiếp thu kiến thức và khả năng lĩnh hội tri thức khác nhau. Do đó, giáo viên phải thiết kế giáo án giảng dạy dựa trên sự khác biệt này. Đồng thời, việc đánh giá từng bé cũng cần cá nhân hóa để đảm bảo tính chính xác và khách quan. Các bé sẽ học tập một cách có trách nhiệm và chủ động hơn khi được nhìn nhận đúng khả năng.

Kết hợp dạy học với đánh giá

Trong quá trình dạy học, giáo viên cần tích hợp kiểm tra, đánh giá để thúc đẩy động lực học tập của các bé, từ đó, các bé cũng sẽ chủ động hơn trong quá trình học tập, rèn luyện để cải thiện các kết quả đánh giá.

Hình thành thói quen tự học

Việc định hướng cho các bé tự học nhằm giúp các bé có tinh thần tự giác và tự học suốt đời. Giáo viên cần định hướng giúp các bé khám phá, suy nghĩ và tự lĩnh hội kiến thức nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Phương pháp này giúp khơi gợi cách tìm kiếm thông tin và khả năng nghiên cứu giúp bé nâng cao tính chủ động và tinh thần tự học.

Dạy học phát triển năng lực: Khuyến khích trẻ tư duy và sáng tạo 4
Giáo viên cần định hướng giúp các bé khám phá, suy nghĩ và tự lĩnh hội kiến thức

Kết hợp dạy học với kiến thức và thực tiễn

Sự kết hợp giữa các kiến thức và kĩ năng sẽ góp phần hình thành niềm đam mê và hứng thú học tập cho các bé. Khi đó, các bé được phát huy hết sự sáng tạo để làm phong phú vốn kinh nghiệm sống của chính mình.

Nhìn chung, phương pháp dạy học phát triển năng lực giúp bé thực hành nhiều hơn, tương tác nhiều hơn, từ đó có thể phát triển năng lực toàn diện từ sớm. Đồng thời, phương pháp này giúp bé có khả năng chủ động, tự tin và tự lập hơn trong cuộc sống.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin