Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dậy thì muộn hay còn gọi là “chậm lớn” là tình trạng trẻ quá tuổi dậy thì nhưng chưa xuất hiện những biểu hiện như phát triển cơ quan sinh dục, ở nam khoảng trên 15 tuổi và ở nữ là trên 13 tuổi. Cùng với dậy thì sớm, dậy thì muộn ở trẻ cũng khiến ba mẹ lo lắng về tình trạng sức khỏe và trí tuệ của con có thể thua kém những bạn cùng trang lứa.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị dậy thì muộn làm giai đoạn tăng trưởng sinh dục của trẻ bị trì hoãn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ bị dậy thì muộn, từ đó tìm ra những biện pháp xử lý phù hợp.
Tuổi dậy thì của trẻ bắt đầu vào khoảng 10-19 tuổi, tuy nhiên nếu con gái trên 13-14 tuổi và ở bé trai trên 15-16 tuổi vẫn chưa thấy xuất hiện những biểu hiện của dậy thì thì được gọi là dậy thì muộn.
Đối với bé gái:
Đối với bé nam:
Khi trẻ có những dấu hiệu trên thì ba mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh dậy thì muộn. Tuy tùy vào thể trạng của từng bé mà độ tuổi dậy thì có thể khác nhau nhưng nếu trên 15 tuổi trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện thì có thể do những nguyên nhân dưới đây:
Trẻ em trong độ tuổi dậy thì cần cung cấp lượng dinh dưỡng cao và nếu trẻ bị thiếu ăn hay ăn không đủ dưỡng các nhóm chất cần thiết sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, từ đó kéo theo sự phát triển chậm của toàn cơ thể. Với những trẻ bị biếng ăn hoặc ăn không hấp thụ được thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị để tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này.
Trẻ sử dụng nhiều loại thuốc khi còn nhỏ cũng có nguy cơ dậy thì muộn, bởi lẽ những chất kháng sinh... có trong thuốc cũng gây ra những tác dụng phụ như kìm hãm sự phát triển của các hormone sinh dục như estrogen (nữ) và testosterone (nam). Những trẻ phải thường xuyên sử dụng thuốc cần được bổ sung thêm hormone theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đây là 1 bệnh nguy hiểm khiến hệ xương bị thoái hóa, loãng xương và làm rối loạn về hiện tượng rụng trứng, xuất tinh và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ. Trẻ mắc suy sinh dục thường sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tuyến yên trong cơ thể, gây ra tình trạng dậy thì muộn.
So với những nguyên nhân khách quan trên khiến trẻ bị dậy thì muộn thì yếu tố di truyền cũng rất đáng kể đến. Nếu trẻ có cha hoặc mẹ dậy thì muộn thì trẻ cũng sẽ xuất hiện những biểu hiện tương tự, nhưng việc này không đáng lo ngại vì theo thời gian nếu được bồi bổ đầy đủ kết hợp bổ sung thêm hormone thì trẻ sẽ mau chóng đuổi kịp tiến độ dậy thì.
Trẻ dậy thì muộn mang đến rất nhiều rắc rối cho chính bản thân trẻ và cả những người thân trong gia đình. Tuy nhiên đây là một bệnh lý không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ khi trưởng thành và có thể tự điều chỉnh tại nhà:
Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng: thiết lập chế độ ăn uống cân bằng đủ chất kết hợp với việc vận động thể dục thể thao vừa sức (không nên vận động quá mức sẽ gây ra tác dụng ngược).
Giúp trẻ vượt qua những tự ti, mặc cảm khi cơ thể vẫn chưa phát triển như các bạn cùng trang lứa, thường xuyên động viên con và khuyến khích con ăn uống và tập thể dục điều độ.
Thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng chiều cao và cân nặng của trẻ để đảm bảo trẻ phát triển bình thường, nếu như có những bất thường sau thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị:
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.