Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Với những thay đổi tâm lý tuổi dậy thì, trẻ thường trải qua nhiều thay đổi về cảm xúc, cư xử và các mối quan hệ xã hội, điều này có thể làm cho cha mẹ cảm thấy khó khăn khi giao tiếp và hiểu con. Bài viết này sẽ giúp cha mẹ nhận thức rõ hơn về những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì, từ đó có thể đưa ra những phương pháp hỗ trợ hiệu quả.
Tìm hiểu những thay đổi tâm lý tuổi dậy thì của trẻ từ cảm xúc đến hành vi sẽ giúp cha mẹ hiểu và hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển của con mình. Theo dõi bài viết để biết những thay đổi của con mà cha mẹ cần lưu ý.
Trong giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên, trẻ em không chỉ bắt đầu trải qua những giai đoạn thay đổi đầu tiên về mặt thể chất mà còn cả những giai đoạn về mặt tâm lý tuổi dậy thì.
Cha mẹ cần quan tâm đến những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của con vì giai đoạn này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Đầu tiên, những thay đổi về cảm xúc, hành vi và sự tự nhận thức có thể khiến trẻ dễ bị tổn thương và bối rối. Nếu cha mẹ không nắm bắt kịp thời, trẻ có thể cảm thấy cô đơn, dễ dẫn đến các vấn đề như trầm cảm hoặc lo âu.
Hơn nữa, ở tuổi dậy thì mối quan hệ xã hội của trẻ cũng có thể thay đổi, kéo theo những áp lực từ bạn bè và môi trường xung quanh. Sự tác động của bạn bè có thể ảnh hưởng đến quyết định và hành vi của trẻ, điều này đòi hỏi cha mẹ cần phải hiểu và hỗ trợ con trong việc xây dựng quan hệ tích cực.
Cuối cùng, việc quan tâm đến thay đổi tâm lý tuổi dậy thì giúp cha mẹ xây dựng lòng tin và tạo không gian an toàn cho trẻ, khiến trẻ thoải mái chia sẻ những lo lắng, suy nghĩ và cảm xúc của mình. Sự hiểu biết và quan tâm từ cha mẹ không chỉ giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn mà còn phát triển thành những cá nhân mạnh mẽ, tự tin hơn.
Khi trẻ trải qua tuổi dậy thì, cha mẹ luôn là những người chăm sóc đáng tin cậy đồng hành cùng con. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng nắm được hết những thay đổi tâm lý tuổi dậy thì của con.
Tuổi dậy thì đánh dấu sự chuyển mình từ một đứa trẻ phụ thuộc vào cha mẹ sang việc thể hiện tính tự chủ trong suy nghĩ và hành vi. Lúc này, trẻ có nhu cầu thể hiện ý kiến và tìm cách giải quyết vấn đề của riêng mình.
Với trẻ từ 10 đến 13 tuổi, trẻ bắt đầu có xu hướng tách ra khỏi sự kiểm soát của cha mẹ. Khi từ 14 đến 16 tuổi, các mâu thuẫn giữa trẻ và cha mẹ thường xuất hiện. Thời điểm này, trẻ thường ít quan tâm đến gia đình, khao khát được tự do khám phá và có thể cảm thấy bực bội hoặc tức giận nếu bị cha mẹ kiểm soát quá chặt chẽ. Đến giai đoạn 17 đến 19 tuổi, trẻ nhận thức rõ hơn về giá trị của những lời khuyên từ gia đình, đồng thời bắt đầu hiểu và tôn trọng cha mẹ hơn.
Tuổi dậy thì đánh dấu giai đoạn xuất hiện nhiều thay đổi rõ rệt về ngoại hình ở cả nam và nữ. Ở bé gái, sự phát triển của phần ngực diễn ra mạnh mẽ, kèm theo đó là sự xuất hiện lông ở dưới cánh tay và vùng mu, với màu sắc trở nên đậm hơn theo thời gian. Các bé gái cũng có thể bắt đầu cảm nhận mùi hôi cơ thể và trải qua chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời chiều cao và hình thể của họ cũng phát triển nảy nở hơn.
Ngược lại, ở bé trai, lông mu và lông nách cũng bắt đầu mọc và dần tối màu. Các bé trai thường cao hơn, ngực và vai rộng ra, trong khi nội tiết tố tăng lên kích thích tinh hoàn sản xuất tinh trùng, dẫn đến sự thay đổi giọng nói, thường trở nên trầm hơn, bắt đầu có mùi cơ thể.
Những thay đổi tâm lý tuổi dậy thì thường gây ra cảm giác tự ti về ngoại hình như lo lắng về việc mình quá béo hoặc quá gầy, hay gặp vấn đề với mụn trứng cá. Điều này thường khiến trẻ cảm thấy buồn rầu và so sánh bản thân với bạn bè. Chính vì thế, ở tuổi này trẻ em bắt đầu quan tâm hơn đến ngoại hình và dần trở nên tò mò về nhu cầu làm đẹp.
Từ 11 đến 14 tuổi, sự thay đổi về nồng độ hormone trong cơ thể có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi và tâm lý của trẻ. Khi nồng độ hormone tuyến giáp hoặc cortisol thay đổi, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Trong giai đoạn dậy thì, trẻ thường cảm thấy không thoải mái với những thay đổi diễn ra trong cơ thể, khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn về ngoại hình của mình. Thêm vào đó, áp lực học tập và những vấn đề trong gia đình cũng góp phần khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và nhạy cảm hơn.
Giai đoạn này đánh dấu sự trưởng thành về giới tính, khi trẻ trở nên tò mò về cơ thể của mình và bắt đầu bị thu hút bởi người khác giới. Việc tiếp xúc với các phương tiện điện tử cũng khiến trẻ dễ dàng bắt gặp hình ảnh lãng mạn trên tivi hay tìm đọc những sách ngôn tình và tiểu thuyết. Những cảm xúc hưng phấn và thích thú trong giai đoạn này là hoàn toàn bình thường và trẻ không nên cảm thấy tội lỗi vì điều đó.
Trẻ cũng bắt đầu có sự tò mò về tình yêu và tình dục, nhưng thường ngại chia sẻ điều này với cha mẹ. Do đó, việc cha mẹ quan tâm đến cảm xúc của trẻ là rất quan trọng. Cha mẹ nên chủ động trò chuyện và giáo dục giới tính cho con, giúp trẻ hiểu rõ hơn về các khía cạnh an toàn của tình dục.
Một trong những cách tốt nhất cùng con vượt qua tuổi dậy thì với những thay đổi về tâm sinh lý là trấn an và cho con biết rằng người lớn đáng tin cậy để chúng có thể chia sẻ những lo lắng về sự thay đổi mà không sợ bị phán xét hay xấu hổ.
Cha mẹ hãy giải thích cho con rằng tuổi dậy thì là thời điểm thú vị báo hiệu tuổi trưởng thành đang đến gần có thể là một cách tích cực để chỉ cho con những thay đổi của sinh lý và tâm lý trong tuổi này một cách tích cực nhất.
Cha mẹ hãy nói cho con hiểu về những thay đổi mà trẻ đang trải qua và trấn an trẻ rằng những thay đổi này là bình thường hoặc nhiều thay đổi chỉ là tạm thời. Quan tâm đến tuổi dậy thì của con nhất là những thay đổi tâm lý tuổi dậy thì giúp cha mẹ có thể gần gũi con hơn và đảm bảo sẽ giúp con vượt qua thời gian này an toàn và khỏe mạnh.
Những thay đổi tâm lý tuổi dậy thì không chỉ ảnh hưởng đến bản thân trẻ mà còn đến mối quan hệ với gia đình. Cha mẹ cần kiên nhẫn, thông cảm và thường xuyên nói chuyện cùng con để có thể nhận diện và giải quyết kịp thời những khó khăn mà trẻ gặp phải. Sự thấu hiểu và ủng hộ từ cha mẹ sẽ là nguồn động lực lớn để trẻ phát triển mạnh mẽ và tự tin hơn trong cuộc sống.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.