Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dậy thì sớm và dậy thì muộn, bệnh nào nguy hiểm hơn

Ngày 27/04/2020
Kích thước chữ

Dậy thì sớm hay dậy thì muộn đều mang đến nhiều rắc rối cho cuộc sống của trẻ. Sự phát triển quá mức hoặc không đầy đủ các đặc điểm tình dục khiến trẻ dễ bị tự ti, xấu hổ và còn là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm. Vậy dậy thì sớm và dậy thì muộn, bệnh nào nguy hiểm hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tuổi dậy thì là sự đánh dấu trẻ bước từ giai đoạn trẻ thiếu nhi sang tuổi vị thành niên, bắt đầu phát triển hoàn thiện các cơ quan sinh dục để chuẩn bị qua quá trình làm cha mẹ sau này.

Tuy nhiên hiện nay tình trạng trẻ dậy thì không đúng chuẩn (sớm hoặc muộn) đang có xu hướng gia tăng và ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ và người thân. Vậy dậy thì sớm và dậy thì muộn, bệnh nào nguy hiểm hơn và những điều cha mẹ nên làm để giúp đỡ cho con.

Phân biệt dậy thì sớm và dậy thì muộn

Dậy thì sớm và dậy thì muộn, bệnh nào nguy hiểm hơnDậy thì sớm và dậy thì muộn ảnh hưởng như thế nào đến trẻ

Tuổi dậy thì của trẻ từ khoảng 9-18 tuổi, trong đó trẻ sẽ bắt đầu tuổi dậy thì sớm nhất là 8 tuổi hoặc muộn nhất là 13 tuổi. Nếu trẻ có những dấu hiệu của việc dậy thì khi trước hoặc sau những thời gian này thì có thể con bạn đang mắc bệnh dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn.

Dậy thì sớm có ảnh hưởng lớn đến các bé gái trong khi dậy thì muộn thì ảnh hưởng xấu nhất đối với các bé trai. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Đối với bé gái khi dậy thì sớm sẽ thì sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt như ngực phát triển nhanh và bắt đầu có những kì kinh nguyệt đầu tiên. Với những bé khi còn quá nhỏ, khoảng 7-8 tuổi thì dậy thì sớm sẽ tạo nên 1 áp lực tâm lý rất lớn. Trẻ bị tự ti với bạn bè, không biết xử lý tốt kinh nguyệt gây ra nhiều rắc rối oái oăm.

Đặc biệt những khó chịu khi hành kinh tuổi dậy thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng học tập của trẻ. So với những bé gái, bé trai ít chịu ảnh hưởng của việc dậy thì sớm hơn, đôi khi trẻ sẽ quậy phá và tò mò chuyện người lớn hơn nhưng chuyện này ba mẹ có thể giải quyết ổn thỏa.

Nhìn chung, việc dậy thì muộn không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sinh sản của các bé gái, tuy nhiên với các bé trai thì đây là điều đáng lo lắng. Sự kìm hãm phát triển các bộ phận sinh dục nam khi thiếu hụt testosterone có thể làm cho dương vật nhỏ, tinh hoàn teo, ống sinh tinh bị rối loạn và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản sau này của các bé nam. Vì vậy với các bé nam khi 18 tuổi vẫn chưa xuất hiện việc xuất tinh đầu tiên thì cần đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị. 

Dậy thì muộn hoặc dậy thì sớm đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ, vì vậy ba mẹ cần theo dõi quá trình phát triển về thể chất và tâm sinh lý của con để phát hiện ngay những bất thường, từ đó có những cách xử lý hiệu quả. Nếu để tình trạng rối loạn dậy thì của con kéo dài sẽ làm ức chế khả năng kiểm soát các chức năng cơ thể, từ đó ức chế quá trình sinh sản của bé trong tương lai. 

Ba mẹ cần làm gì để giúp con bước vào giai đoạn dậy thì an toàn và khỏe mạnh

​  Ba mẹ nên giúp trẻ trang bị những kiến thức cần thiết khi bước vào tuổi dậy thì  ​Những điều ba mẹ nên làm để giúp con dậy thì khỏe mạnh

Để giúp con có thể bước vào giai đoạn dậy thì một cách an toàn và suôn sẻ thì ba mẹ nên áp dụng những phương pháp sau đây:

Áp dụng khẩu phần ăn khoa học để cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết

Quá trình phát triển của trẻ khi ở tuổi dậy thì có ảnh hưởng rất lớn từ chế độ ăn uống. Trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ tuổi dậy thì cần có:

  • Đầy đủ các nhóm chất như nhóm đường bột, protein, chất béo vừa đủ và vitamin.
  • Nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây, nước ép từ rau quả.
  • Bổ sung các hormone estrogen của nữ thông qua những thức ăn như các loại đậu, ngũ cốc và hormone testosterone có trong lòng đỏ trứng, các loại hải sản và ngũ cốc.

Tránh xa những thực phẩm gây hại cho cơ thể và ức chế hormone sinh dục

Không ăn những thực phẩm chiên xào với nhiều dầu mỡ, thức ăn làm sẵn có nhiều muối hoặc nêm nếm những gia vị tổng hợp...

Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và nước ngọt có gas vì dễ làm rối loạn nội tiết trong cơ thể. 

Có chế độ vận động thể thao hợp lý

Cho trẻ tham gia vào những môn thể thao lành mạnh như đá banh, cầu lông, bơi lội… với cường độ nhẹ nhàng, phù hợp với độ tuổi. Học tập và nghỉ ngơi theo thời gian biểu thích hợp, không nên thức quá khuya.

Không được vận động cường độ mạnh liên tục hoặc lười vận động đều sẽ làm ức chế sản sinh các hormone sinh dục. 

​  Ba mẹ nên hướng dẫn con những kiến thức cần thiết khi bước vào tuổi dậy thì  ​Ba mẹ nên giúp trẻ trang bị những kiến thức cần thiết khi bước vào tuổi dậy thì

Giáo dục giới tính cho trẻ tại nhà và tại nhà trường

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì ba mẹ nên kết hợp với thầy cô để trang bị đầy đủ cho trẻ những kiến thức về tuổi dậy thì, tránh hình thành tâm lý bài xích hoặc không hiểu rõ những phương pháp tự bảo vệ bạn thân, đặc biệt là với những bé gái. 

Trúc

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:dậy thì