Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dead inside (chết ở bên trong) là một trạng thái cảm xúc thường khó diễn tả. Cảm giác này khiến cho bạn không cảm nhận được cảm xúc của chính bản thân và mất đi kết nối với cuộc sống.
Dead inside là một trạng thái cảm xúc có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn hoặc kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Những cảm giác này có thể được hình thành từ nhiều nguyên nhân bên ngoài và bên trong khác nhau. Vậy Dead inside là gì?
Dead inside (chết ở bên trong) là một dạng cảm xúc hay một trạng thái tinh thần khó diễn tả. Dead inside thường được dùng để miêu tả trong trường hợp khi một điều gì đó tồi tệ xảy ra và người trải qua nó chỉ chấp nhận những gì đã xảy ra thay vì phản ứng lại nó. Nó cũng được sử dụng để mô tả những người đã có những trải nghiệm khó chịu đến mức họ không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa.
Khi mắc Dead inside, người bệnh thường không còn quan tâm đến bất cứ điều gì xảy ra tiếp theo, mất đi niềm đam mê và động lực sống. Dead inside khiến cuộc sống trở nên nhàm chán, tẻ nhạt, không có mục đích, không thể nhìn thấy điểm kết thúc. Nó còn khiến ta dần dần cảm thấy tách biệt hẳn với cuộc sống hàng ngày.
Khi cảm thấy Dead inside (chết ở bên trong), không phải lúc nào bạn cũng hiểu rõ những thay đổi trong tâm trí và suy nghĩ.
Đối với mỗi người, mục đích và đam mê chính là động lực để sống, để thực hiện các công việc, mục đích cho dù có to lớn đến đâu cũng đều là nguồn độc lực đối với mỗi người.
Nhưng khi một người cảm thấy Dead inside (chết ở bên trong) các mục đích và động lực dường như biến mất đi hoàn toàn. Những hoạt động bạn từng yêu thích không còn hấp dẫn nữa, động lực bị giảm đáng kể, khiến mọi nhiệm vụ, hoạt động trở nên khó khăn. Bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng liên tục, ngay cả khi đã nghỉ ngơi đầy đủ.
Việc tự hỏi chúng ta đang làm gì trong chính cuộc đời mình, điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta chết hoặc liệu có kiếp sau hay không là điều bình thường. Nhưng hầu hết những suy nghĩ này thường chỉ xuất hiện thoáng qua, đặc biệt là không có câu trả lời chắc chắn cho những câu hỏi này.
Tuy nhiên, khi bị Dead inside (chết ở bên trong), việc tìm hiểu ý nghĩa của cuộc sống dần trở thành sự ám ảnh của người bệnh. Bạn sẽ thường xuyên suy nghĩ về mục đích sống của bản thân, liệu sự tồn tại của bản thân có đáng giá hay không.
Những người cảm thấy chết bên trong có thể xuất hiện những suy nghĩ hoặc tưởng tượng về việc tự làm hại mình. Bạn sẽ thường xuyên suy nghĩ về sự hối tiếc và những lỗi lầm trong quá khứ, khiến cảm giác tội lỗi và tự trách bản thân ngày càng gia tăng.
Cảm thấy vô cảm hoặc tê liệt về mặt cảm xúc là dấu hiệu phổ biến của cảm giác Dead inside (chết ở bên trong). Điều này có thể biểu hiện như sau:
Nếu bạn cảm thấy chết ở bên trong, bạn có thể nhận thấy rằng bạn:
Dead inside (chết ở bên trong) có thể xảy ra với bất kỳ ai, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Trầm cảm khiến cho bạn bị mắc kẹt trong một chu kỳ suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy trống rỗng hoặc "chết" về mặt cảm xúc.
PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương) là một một trong những nguyên nhân có thể gây ra giảm giác Dead inside. Trải qua một sự kiện đau thương, dù là về thể chất hay tinh thần, đều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của một người.
Một số người để kiểm soát nỗi đau khổ do những ký ức này gây ra thường ngắt kết nối về mặt cảm xúc như một hình thức tự bảo vệ chính mình. Quá trình này được gọi là làm tê liệt cảm xúc, lâu dần có thể khiến bạn cảm thấy bản thân chết ở bên trong.
Hội chứng kiệt sức thường xuất phát từ tình trạng căng thẳng mãn tính, do làm việc quá sức hay những yêu cầu quá mức trong cuộc sống cá nhân hoặc nghề nghiệp. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh cảm thấy kiệt sức về mặt thể chất, cảm xúc và tinh thần, mất kết nối và trống rỗng bên trong.
Việc liên tục chịu đựng cơn đau dai dẳng do bệnh tật gây ra những tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần. Theo thời gian, cuộc đấu tranh với bệnh tật có thể khiến cho người bệnh trở nên mệt mỏi về mặt cảm xúc, dẫn trở nên tê liệt và chết ở bên trong.
Rối loạn phân ly là tình trạng sức khỏe tâm thần xảy ra khi một người cảm thấy tách biệt khỏi với cảm xúc, suy nghĩ, trí nhớ, nhận thức, hành vi và môi trường xung quanh. Sự tách biệt này gây ra cảm giác xa lạ giữa người bệnh đối với cảm xúc bên trong của bản thân, tương tự như cảm giác chết ở bên trong.
Cảm giác Dead inside (chết ở bên trong) có thể đến rồi đi giống như bất kỳ cảm giác nào khác mà chúng ta có. Nếu nó dựa trên sự mất mát hoặc một tình huống đặc biệt căng thẳng, nó có thể tự biến mất.
Tuy nhiên, Dead inside sẽ trở nên nguy hiểm khi nó kéo dài hoặc đi kèm với ý định tự tử cùng các triệu chứng nghiêm trọng khác, chẳng hạn như sự tách biệt với cuộc sống. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế hay bác sĩ tâm thần để trị liệu.
Sau đây là một số các cách giúp bạn cải thiện cảm giác Dead inside (chết ở bên trong), kết nối lại với cảm xúc và mang lại màu sắc cho cuộc sống:
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lối sống lành mạnh có thể tác động đáng kể đến tâm trạng và sức khỏe tổng thể của bạn. Bạn có thể tập thể dục thường xuyên nhằm cải thiện tâm trạng bằng hoạt động hàng ngày.
Bên cạnh đó, nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, đảm bảo ngủ 7 - 9 tiếng mỗi ngày để duy trì sự tỉnh táo. Đồng thời hạn chế chất gây nghiện, rượu bia, ma túy nhằm duy trì sự cân bằng cảm xúc.
Khi xuất hiện cảm giác Dead inside (chết ở bên trong) bạn cần đến các bác sĩ để tìm ra nguyên nhân từ đó có được các biện pháp thích hợp. Bác sĩ có thể kê cho bạn một số thuốc giúp ngăn chặn vòng luẩn quẩn của những suy nghĩ xấu, dễ dàng có những thay đổi tích cực hơn trong cảm xúc.
Dead inside (chết ở bên trong) là một tình trạng cảm xúc gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Việc đối phó với cảm giác trên không phải là dễ dành tuy nhiên những thay đổi về lối sống có thể mang lại sức sống cho cảm xúc của mỗi người.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.