Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
“Dị ứng bột mì có nguy hiểm không?” là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Có cách điều trị không?
Bột mì là loại thực phẩm quen thuộc nhưng lại gây dị ứng ở một số người. Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi chỉ hít phải bột lúa mì, người bệnh cũng có thể sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về các dấu hiệu nhận biết bệnh, cũng như cách xử lý khi gặp phải tình trạng này. Trong bài viết dưới đây, hãy để Nhà thuốc Long Châu giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!
Dị ứng bột mì là phản ứng bất thường của người bệnh khi tiếp xúc với các loại thực phẩm chứa bột mì, hoặc ngửi mùi bột mì. Điều này bắt nguồn từ việc hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể bị rối loạn. Nó nhầm lẫn 4 loại protein có trong lúa mì là: Albumin, globulin, gliadin, gluten thành tác nhân có hại. Từ đó, sản xuất ra các kháng thể tấn công vào chính cơ thể của bệnh nhân.
Đối với một số bệnh nhân, triệu chứng dị ứng bột mì chỉ xuất hiện trong vài giờ sau khi tập thể dục hoặc vận động mạnh. Không những vậy, người bị dị ứng bột mì cũng có nguy cơ cao bị dị ứng với lúa mạch, yến mạch và lúa mạch đen. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Do đó, để hạn chế tối đa tình trạng dị ứng bột mì, bạn cần tránh xa bột mì và các sản phẩm được làm từ bột mì, tốt nhất là duy trì chế độ ăn không chứa gluten. Đồng thời, bạn cũng nên lưu ý rằng một số loại protein có trong lúa mì, đặc biệt là gluten còn có thể được thêm vào nhiều loại mỹ phẩm, dầu tắm gội và bột nặn.
Đến nay, vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho thấy dị ứng bột mì bắt nguồn từ các nguyên nhân khách quan. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng bột mì:
Theo tính toán, có đến 56% những người nhạy cảm với gluten chứa HLA-DQ2 hoặc HLA-DQ8 trong cơ thể. Các gen này có khả năng di truyền qua rất nhiều thế hệ. Vì vậy, nếu cha mẹ hoặc trong gia đình có nhiều người bị dị ứng bột mì thì rất có thể bạn cũng sẽ mắc phải tình trạng này.
Tuổi tác càng nhỏ thì tỷ lệ bị dị ứng bột mì ở trẻ càng lớn. Tình trạng này thường gặp nhất trong giai đoạn trẻ sơ sinh đến khi trẻ bắt đầu biết đi. Đây là lúc hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, dễ bị kích thích bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm rằng tình trạng này thường sẽ biến mất khi trẻ đạt từ 16 tuổi trở lên.
Trong một số trường hợp, người lớn cũng có thể gặp phải hiện tượng dị ứng, nhưng chỉ thường gặp ở những người bị dị ứng phấn hoa.
Ngay khi bị dị ứng bột mì, người bệnh sẽ ngay lập tức cảm nhận được các triệu chứng bất thường trong vòng vài phút đến vài giờ đồng hồ. Nếu sau khi ăn các sản phẩm làm từ lúa mì và cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau, rất có thể bạn đã bị dị ứng loại thực phẩm này:
Sốc phản vệ là triệu chứng nghiêm trọng nhất, xảy ra khi người bệnh không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Nó đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe toàn diện.
Với sự phát triển của y học hiện đại, dị ứng bột mì đã có thể được phát hiện một cách dễ dàng thông qua việc thực hiện các xét nghiệm. Sau quá trình thăm khám dựa trên các triệu chứng ở người bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm một số xét nghiệm sau đây:
Với phương pháp này, người bệnh sẽ được bôi một lượng tinh chất chiết xuất protein lúa mì nhất định lên một vùng da nhỏ tại lưng và cẳng tay. Bệnh nhân ngồi đợi khoảng 15 phút để kiểm tra liệu cơ thể có xuất hiện bất cứ phản ứng bất thường nào không. Thông thường, người bị dị ứng bột mì sẽ nhanh chóng cảm thấy ngứa, sưng đỏ ở vị trí da này.
Nhân viên y tế sẽ lấy một lượng máu vừa đủ để đem đi xét nghiệm. Điều này sẽ cho biết hệ thống miễn dịch có sản sinh ra các kháng thể chống lại các chất trong lúa mì không. Quy trình xét nghiệm máu cũng vô cùng đơn giản, nhưng người bệnh cần kiêng ăn trong ít nhất 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm.
Đến nay, vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể điều trị triệt để tình trạng dị ứng bột mì. Tốt nhất, người bệnh nên tránh xa protein có trong bột mì để hạn chế các triệu chứng nghiêm trọng.
Thuốc kháng histamin là một trong những loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh dị ứng bột mì. Thuốc phù hợp với những người bị dị ứng ở thể nhẹ, được dùng ngay sau khi bệnh nhân tiếp xúc với bột mì.
Nếu người bệnh bị dị ứng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Epinephrine, bao gồm: EpiPen và Adrenaclick. Nó có tác dụng điều trị khẩn cấp tình trạng sốc phản vệ. Từ đó, đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh.
Nhiều người cho rằng tiếp xúc thường xuyên với lúa mì sẽ giúp người bệnh làm quen dần và tình trạng dị ứng bột mì sẽ biến mất. Đây là một quan niệm sai lầm! Việc sử dụng các sản phẩm được làm từ lúa mì sẽ làm cho các triệu chứng dị ứng trở nên nặng hơn. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn cần ghi nhớ kỹ những lưu ý quan trọng sau:
Tình trạng dị ứng bột mì sẽ không đáng lo ngại nếu bạn biết cách phòng tránh và xử lý kịp thời. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào nhé!
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.