Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sốc phản vệ là gì? Phác đồ xử trí sốc phản vệ

Ngày 13/11/2022
Kích thước chữ

Sốc phản vệ là loại tai biến dị ứng nguy hiểm và có thể gây tử vong. Tình trạng này có thể xuất hiện sau vài giây, vài phút khi người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tìm hiểu về phác đồ xử trí sốc phản phệ sẽ giúp người bệnh có cách điều trị kịp thời.

Quá trình sốc phản vệ xảy ra trong thời gian rất ngắn sau khi người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Nếu như không được xử lý cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết dưới đây, nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp những thông tin cụ thể hơn về phác đồ xử trí sốc phản phệ. 

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một dạng phản ứng dị ứng đe dọa trực tiếp tới tính mạng con người nếu không được điều trị kịp thời. Đây là tình trạng một số chất hóa học trong cơ thể được giải phóng bởi hệ miễn dịch trong phản vệ làm cho bạn bị sốc. 

Khoảng 20% trường hợp bị sốc phản vệ không có triệu chứng ở da hay niêm mạc. Ngoài ra, một số trường hợp sẽ xuất hiện triệu chứng ở hệ tuần hoàn, cụ thể là giảm huyết áp. Sự tương tác giữa kháng thể với kháng nguyên khiến cơ thể xuất hiện lượng lớn yếu tố gây giãn mạch, giảm huyết áp khiến cơ thể bị sốc phản vệ. Sốc phản phệ do tiêm kháng sinh penicillin là loại thường gặp nhất.

Sốc phản phệ là gì? Phác đồ xử trí sốc phản vệ 1 Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng đe dọa trực tiếp tới tính mạng con người

Nguyên nhân sốc phản vệ

Hệ thống miễn dịch của con người tạo ra các kháng thể để chống lại những chất lạ, ví dụ như một số loại vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên, ở một số trường hợp hệ thống miễn dịch lại phản ứng quá mức với chất không gây ra phản ứng dị ứng.

Các triệu chứng dị ứng thông thường sẽ không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên nếu phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ. Những người đã từng bị phản vệ nhẹ trước đây vẫn có nguy cơ gặp lại tình trạng này sau khi tiếp xúc với chất dị ứng.

Ở trẻ em, các nguyên nhân gây ra hiện tượng sốc phản vệ phổ biến nhất là dị ứng thực phẩm như động vật có vỏ, tôm, đậu phộng, hạt óc chó, đậu nành, mè, sữa,…. 

Ở người lớn, bên cạnh nguyên nhân từ thực phẩm thì một số yếu tố có thể dẫn đến tình trạng sốc phản phệ như: 

  • Thuốc tây, thuốc kháng sinh, aspirin, thuốc giảm đau hay thuốc cản quang tĩnh mạch (IV).
  • Côn trùng đốt như kiến, ong bắp cày…
  • Mủ cao su.

Các triệu chứng sốc phản vệ

Biểu hiện sốc phản vệ thường xuất hiện trong vòng 15 phút sau khi người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng liên quan đến da, đường hô hấp, hệ thống tim mạch, đường tiêu hóa. 

  • Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng có thể kể đến như: Da đỏ bừng, ngứa ngáy, nổi mề đay, buồn nôn, sổ mũi, đau quặn bụng, tiêu chảy, khó thở hoặc nghẹt thở, đánh trống ngực, đau đầu và chóng mặt.
  • Các dấu hiệu quá mẫn như: Hạ huyết áp, phù mạch, nhịp tim nhanh, nổi mề đay, thở khò khè, thở rít, da tím tái và ngất lịm. 

Sốc phản phệ có thể xảy ra trong vòng vài phút. Người bệnh có thể bị co giật, không phản ứng và thậm chí là tử vong. Hiện tượng trụy tim mạch có thể xảy ra không triệu chứng. Phản ứng ở giai đoạn cuối thường xảy ra từ 4 - 8 giờ sau khi phơi nhiễm. 

Sốc phản phệ là gì? Phác đồ xử trí sốc phản vệ 2 Người bị sốc phản vệ có thể bị buồn nôn, đau bụng, nổi mề đay...

Phác đồ xử trí sốc phản vệ

Nguyên tắc khi xử lý sốc phản vệ là phải khẩn trương, nhanh chóng và thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn tại chỗ cho đến khi đảm bảo rằng đường thở, hô hấp và tuần hoàn bằng adrenalin, truyền dịch... sau đó mới được chuyển bệnh nhân đi nơi khác. Ngừng tiếp xúc với các dị nguyên như thuốc, dịch truyền, máu và chế phẩm máu cũng như một số loại thuốc bôi, nhỏ mắt...

Điều trị chung

Ở trường hợp nhẹ, có thể dùng kháng histamin tiêm dưới da hay Methylprednisolon 40 - 80mg để tiêm tĩnh mạch.

Ở mức độ nặng, người bệnh bị khó thở hay tụt huyết áp thì cần đặt người bệnh nằm thẳng tại chỗ, đầu thấp và chân cao. Dùng Adrenalin ống 0,5-1mg để tiêm vào mặt trước bên đùi.

Ở trẻ em, cần pha loãng 1 ống Adrenalin cùng với 10ml nước cất tiêm bắp 0,01mg/kg/lần. Lưu ý, cần tiêm 10 - 15 phút/lần cho đến khi nhận thấy huyết áp trở lại bình thường và hơi thở đều.

Nếu sau khi tiêm adrenalin 1mg/5 phút mà vẫn không thể bắt được mạch quay thì tiếp tục tiêm thêm adrenalin 0,3 - 0,5mg/lần qua đường tĩnh mạch đùi hay tĩnh mạch cảnh cho đến khi bắt được mạch.

Sốc phản phệ là gì? Phác đồ xử trí sốc phản vệ 3 Thuốc Adrenalin là lựa chọn ưu tiên cho người bị sốc phản vệ

Điều trị chuyên khoa

Điều trị hô hấp: Đảm bảo đường thở được khai thông, thở oxy qua gọng kính hay mặt nạ. Có thể cho mở khí quản cấp cứu nếu xảy ra hiện tượng phù thanh môn, bóp bóng ambu có oxy và thở máy 100% oxy trong mấy giờ đầu. Sau đó điều chỉnh máy thở theo từng tình trạng cụ thể.

Điều trị tuần hoàn: Đặt đường truyền tĩnh mạch, nếu như không thể thiết lập được thì nên đặt đường truyền trung tâm qua đường tĩnh mạch cảnh hoặc tĩnh mạch đùi.

Truyền dịch nhanh Natri clorua 0,9% 1-2 lít kết hợp với dịch keo hay Haes Steril 6% do sốc phản vệ có hiện tượng giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch.

Sử dụng Adrenalin để truyền tĩnh mạch liên tục bắt đầu với 0,1 μg/kg rồi điều chỉnh liều sao hơn cho huyết áp tâm thu > 90mmHg.

Trên đây là những chia sẻ về phác đồ xử trí sốc phản vệ. Loại phản ứng này có thể gây tử vong khi không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, nếu bạn cảm thấy cơ thể có sự thay đổi đột ngột sau khi tiếp xúc với tác nhân lạ cần tiến hành gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý đúng cách.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin